Tâm lý học hài hước

      240

Quyển sách Tâm Lý Học Hài Hước của Richard Wiseman hàm chứa những nghiên cứu, những thí nghiệm độc đáo, lạ thường của những nhà khoa học tò mò bậc nhất trên thế giới. Trong đó có rất nhiều điều chúng ta cũng thường xuyên tự hỏi mỗi ngày. Mỗi chương sách đều hé lộ một mảng tâm lí học bí mật nằm dưới những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, từ sự lừa dối cho đến việc ra quyết định, từ tính ích kỉ cho đến sự mê tín. Trong quá trình này, chúng ta sẽ bắt gặp một vài mảnh ghép ưa thích về sự kì lạ nhưng hấp dẫn đến lạ kỳ.

Bạn đang xem: Tâm lý học hài hước

*

Liệu tên của những đứa trẻ có ảnh hưởng tới cuộc đời của chúng hay không? Các thống kê xã hội đã cho thấy, những đứa trẻ có tên tiêu cực, thường xuyên nhận được cái nhìn tiêu cực từ bố mẹ, người xung quanh khi trưởng thành có tỷ lệ phạm tội cao hơn những đứa trẻ có tên tích cực và nhận được cái nhìn tích cực từ những người xung quanh.

Liệu số vụ tự tử có liên quan đến các bài báo, truyền hình về các vụ việc có liên quan đến tự tử không? Các thống kê xã hội đã cho thấy, trong hai tuần sau khi có một bài báo, thông tin truyền hình về một vụ tự tử, thì số lượng các vụ tự tử tăng cao đột biến, đặc biệt nếu các thông tin, bài báo đó mô tả cụ thể hình thức tự tử.

Đàn ông và phụ nữ có sự hài hước khác nhau trước các câu chuyện cười như thế nào? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đàn ông thường cười trước những câu chuyện có những phụ nữ ngớ ngẩn và phụ nữ thích những câu chuyện cười có những gã đàn ông ngu ngốc.

Xem thêm: Thiên Tài Cuồng Phi Full - Thiên Tài Cuồng Phi Chương Mới Nhất

Liệu có thật có người sinh ra đã may mắn, và nhiều người thì “xui tận mạng” suốt cuộc đời không? Liệu mọi người có thể thay đổi vận may của mình không? Các nghiên cứu cho thấy, bạn có thể thay đổi vận may của mình. Những người may mắn là những người luôn vui vẻ, năng động và biết tạo ra cơ hội cho chính mình. Ngược lại, những người kém may mắn là những người hay lo lắng, lúng túng, khép kín và không sẵn sàng đón nhận cơ hội đến với mình.Mỗi chương của sách sẽ là một cánh cửa mở ra hàng loạt những nghiên cứu dị thường của những nhà khoa học tò mò, giúp cho lá cờ của ngành khoa học không chính thống này được tiếp tục tung bay cũng như mang đến cho độc giả những hiểu biết mới lạ về ngành khoa học đặc biệt, tính chất công việc của các nhà khoa học cũng như tự khám phá ra nhiều điều thú vị của cuộc sống quanh mình.

Richard Wiseman – tác giả Tâm Lý Học Hài Hước – sinh năm 1966 tại Anh. Ông là giáo sư tâm lý học của Đại học Hertfordshire, được tờ Scientific American mô tả là “nhà tâm lý học thực hành thú vị nhất thế giới hiện nay”. Các nghiên cứu của ông được sử dụng trong hơn 150 chương trình truyền hình tại Vương quốc Anh.

Trích đoạn sách Tâm Lý Học Hài Hước:

“Trong một nghiên cứu mà tạp chí chiêm tinh Phenomena gọi là “bước phát triển quan trọng nhất của chiêm tinh học trong thế kỉ 20”, giáo sư tâm lý học Hans Eysenck, một nhà tâm lý học nổi tiếng của thế kỉ 20 trong lĩnh vực phân tích tính cách con người, đã so sánh kết quả dự đoán nhân cách giữa 2 nguồn. 1 bên là bảng Đánh giá nhân cách do Eysenck tự phát triển (Đo mức độ hướng nội- hướng ngoại bằng câu hỏi như “Tôi cảm thấy thoải mái ở nơi đông người” và Đo mức bộ bất ổn tâm lý như “Tôi hay lo lắng nhiều thứ”). 1 bên dựa vào dự đoán từ cung hoàng đạo.

Hơn 2000 học viên thuộc trường chiêm tinh Mayo đã tham gia bằng việc cung cấp ngày sinh và hoàn thành bảng khảo sát đánh giá tâm lý. Sau khi đối chiếu, Eysenck thu được kết quả hoàn toàn phù hợp với thuyết chiêm tinh (1-0 cho đội chiêm tinh). Đúng là sáu cung được liên tưởng đến sự hướng ngoại (Bạch Dương, Song Tử, Sư Tử, Thiên Bình, Nhẫn Mã và Bảo Bình) thường hướng ngoại cao những người khác, và những người thuộc nhóm nguyên tố NƯỚC (Cự Giải, Bọ Cạp và Song Ngư) đúng là có nhạy cảm hơn nhóm nguyên tố ĐẤT (Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết).

Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đây. Eysenck còn tiến hành thêm 2 nghiên cứu bổ sung, với 2 nhóm mà ông cho rằng ít bị thiên kiến hơn, gồm 1,000 trẻ em và những người trưởng thành có ít hiểu biết về chiêm tinh. Kết quả là chẳng có sự liên quan gì giữa mức độ hướng ngoại và bất ổn tâm lý với những hình mẫu mà chiêm tinh học dự đoán. Ngoài ra, ông còn thấy rằng những người càng hiểu biết nhiều về nhiều về chiêm tinh thì kết quả càng phù hợp, và ngược lại. Nó đúng với nghi ngờ trước đó của ông cho rằng có lẽ chính những hiểu biết về chiêm tinh của nhóm 2000 học viên kia đã làm thiên lệch kết quả cuộc cuộc khảo sát tâm lý. (2-1 cho đội khoa học).”