Học chơi đàn cổ cầm

      773

Bài viết này là chút chia sẻ kiến thức của tác giả về cổ cầm, các nhận định trong bài là ý kiến chủ quan của người viết. Có những phần là mình tự nghiên cứu qua việc thực hành với cây đàn, có thể đúng hoặc sai. Nếu có gì không phải, mong được lượng thứ và góp ý. Mình xin ghi nhận và hoàn thiện kiến thức từ các bạn.

Bạn đang xem: Học chơi đàn cổ cầm

Kê Khang này khúc Quảng Lăng

Một rằng lưu – thủy hai rằng hành – vân.

(Trích đoạn Kiều gảy cầm – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

1. Cổ cầm là gì? Vài nét sơ lược về cổ cầm

*
*
*

Thư thư mạn mạn, Nam Nhất Tiên Sinh thường chọn phong cách rất Á Đông, cô thường mở bài chậm và dùng phiếm âm (kĩ thuật tay phải gảy, ngón tay trái đáp nhẹ xuống dây đàn – thoảng qua như chuồn chuồn đạp nước – dọc theo huy bất kì để tạo ra âm thanh trong vắt). Cách mở đầu như vậy thường khiến cho tác phẩm của cô du dương, miên man, rất giống một lời ru, một lời nhắn nhủ, rất dễ đi vào lòng người.

Đa số những người chơi cổ cầm có dáng ngồi rất thoải mái, lưng thẳng, cử động tay nhẹ nhàng. Cho dù là khúc Lưu Thủy có biến hóa như thác đổ, hay khúc Thái Cực có tiếng sét trong lúc vận hành chỉ pháp, thì người chơi vẫn cần giữ phong thái thanh nhã. Bởi vậy cổ cầm được đứng đầu trong tứ phong lưu Cầm, Kì, Thi, Họa, đòi hỏi người chơi cần đạt đến trạng thái tĩnh mới có thể gảy lên những âm điệu diệu huyền. Trong khi chơi, tay phải và tay trái đóng vai trò khác nhau, nhưng chúng là chỗ dựa của nhau, giúp nhau phát huy hết thực lực. Nếu tay phải là mặt trời, thì tay trái chính là mặt trăng, con người là địa cầu, còn tâm hồn người chơi đàn chính là vũ trụ. Tay phải của Nam Nhất Tiên Sinh lúc nào cũng khum tròn lại, ổn định như mặt trời, còn tay trái tựa Hằng Nga đang múa, rất tao nhã. Tư thế biểu diễn của Nam Nhất tiên sinh đã thực sự đạt được trạng thái nhân – cầm hợp nhất.

Xem thêm: Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Hiện Nay, 45 Mặt Hàng Kinh Doanh Online Tốt Nhất Năm 2021

NGÓN mắt rồng hóa phượng

TAY khua nước trên dây

THƯ thư khoan nhịp gảy

THẢ điệu cá trên mây.

Điều cuối cùng tôi muốn đề cập đến đó là cách sử dụng áng âm của Nam Nhất Tiên Sinh. Áng âm là hình thức dùng tay trái vuốt dây đàn, kết hợp với tay phải để tạo ra âm luyến. Áng âm là âm khó chơi nhất của cổ cầm. Vì sao khó chơi? Cây đàn có 7 dây, 13 huy, giữa hai huy chia ra làm 10 phần khác nhau, suy ra một dây có khoảng 120 âm vị, 7 dây là trên 800 âm vị áng âm, thêm các âm tản và phiếm là xấp xỉ 1000 âm vị (hãy so sánh với một chiếc đàn piano hiện đại tiêu chuẩn là 88 phím). Vì không có khuông ngăn cách các âm nên cổ cầm là cây đàn của tự do; người chơi tự tìm hiểu, tự lần mò áng âm từng bước như em bé dò dẫm tập đi, có thể hồi hộp, lo lắng, nhưng cũng vui vẻ vì được khám phá. Nam Nhất Tiên Sinh là em bé vui vẻ biết đi. Âm áng của cô rất gọn gàng, nữ tính và rất nhân văn. Cô đã chơi điêu luyện đến mức khi cô vuốt dây, tôi nghĩ trong cây đàn đã có một linh hồn.

Khi mới chơi, người chơi có thể dựa vào các bài chỉ pháp (bản nhạc), nhưng với những cầm sư lão làng, họ đa phần là cảm thụ âm nhạc và âm thanh để hiểu thấu tiếng đàn. Từng âm đánh ra đòi hỏi sự hiểu biết và lí do dùng âm đó. Bởi vậy mà cổ cầm là một loại nhạc cụ tu tâm. Không thể vội vã học khi tâm còn vội vã, không thể gảy đàn khi lòng chưa nhẫn nại. Nó là một trong những nhạc cụ có ít người theo học nhất trên thế giới. Số người theo đuổi bộ môn này tại đất nước Trung Quốc cũng chỉ là con số … trăm. Nam Nhất Tiên Sinh cũng ở trong số lượng ít ỏi đó, nhưng cô ấy thực sự đã mang đến cho đời những khúc nhạc tha thiết, xướng lên những nét đẹp nhất của cây đàn đã được tiền nhân để lại cho hậu thế, góp phần lưu truyền giá trị văn hóa cho nhân loại.