Cỏ lan chi lá dài

      778

Cỏ Lan Chi (tên khoa học: Chlorophytum) hay còn gọi là cây Mẫu Tử hoặc cây Dây Nhện. Đây là loại cây có hình dáng xinh xắn rất được ưa chuộng dùng để trang trí trên bàn làm việc, trong nhà hay kệ sách…. Trong phong thủy loài cây cảnh này có khả năng giúp làm sạch không khí và tạo cho bạn một không gian trong sạch, thoáng mát và tươi mới



Bạn đang có ý định mua cây Cỏ Lan Chi để trang trí trong nhà hay bày trí cây cảnh văn phòng,…. Nhưng bạn lại không biết tác dụng và ý nghĩa của Cỏ Lan Chi trong phong thủy là như thế nào? Đừng lo những thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây cảnh này, hãy theo dõi bài viết này bạn nhé!

*
Chậu sứ cỏ lan chi mini để bàn cực chất

Đặc điểm hình thái và nguồn gốc của cây Cỏ Lan Chi

Cỏ Lan Chi có tên khoa học: Chlorophytum Comosum và tên tiếng Anh: Spider Plant. Loài cây cảnh này còn có tên gọi khác là câu Mẫu Tử, cây Dây Nhện, Cỏ mệnh môn, Lục thảo trổ, Luyến khách,….

Bạn đang xem: Cỏ lan chi lá dài

Cây Cỏ Lan Chi có nguồn gốc từ miền nam Châu Phi và những vùng nhiệt đới. Chúng là một loài cây cảnh trồng trong nhà có sức sống khỏe vì vậy nó rất dễ trồng và chăm sóc.

*
Chậu sứ nâu cỏ lan chi mini để bàn cho không gian tươi mát

Cỏ Lan Chi thuộc dòng thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao khoảng từ 30 – 40cm. Thân Lan Chi được bao quanh là những lá có màu xanh tươi với các mép ngoài màu trắng ngà mảnh. Các lá của Cỏ Lan Chi mảnh mai, mịn như giấy, thon dài với đầu nhọn và nó xếp thành 2 dãy, không có cuống, có độ dài dao động từ 10 – 40 cm, và rộng khoảng 1,5 cm. Rễ Lan Chi ngắn, phình to thành củ nhỏ nằm ở dưới đất, nó có màu trắng ngà, xốp và dễ đứt ra khỏi thân. Cỏ Lan Chi có hoa nhỏ, hình ngôi sao rất khó thấy, mỗi bông hoa có 6 cánh trắng mọc ở giữa đám lá, giữa đầu cánh hoa chính là nhụy có màu vàng điểm khuyết trông rất xinh.

Cây Cỏ Lan Chi có 2 loại cơ bản đó chính là: Lan Chi lá sọc và Lan Chi lá dài. Lan Chi lá dài nhìn rất giống với lá hẹ và nó không đẹp bằng Lan Chi lá sọc. Vì thế Cỏ Lan Chi lá sọc là loại cây được ưa thích trong cây cảnh hơn.

Ý nghĩa Cỏ Lan Chi trong phong thủy

Ngoài ý nghĩa là mang lại nhiều may mắn thì Cỏ Lan Chi trong phong thủy còn giúp mang lại cho bạn những cảm giác thoải mái, thư giãn, giảm được áp lực trong công việc và stress. Vì thế Cỏ Lan Chi còn có thể chữa được căn bệnh trầm cảm đấy! Bởi vậy nếu bạn tặng ai đó một chậu Cỏ Lan Chi sẽ mang ý nghĩa chúc may mắn và mong người đó luôn có cuộc sống vui vẻ. không lo âu.

*
Cỏ lan chi để bàn mang nhiều phong thủy tài vận, kiết tường cho gia chủ

Hơn nữa trong công danh sự nghiệp Cỏ Lan Chi còn giúp mang lại tài lộc, sự thăng tiến, hanh thông, làm ăn ngày một phát đạt và may mắn cho gia chủ.

Tác dụng của cây Cỏ Lan Chi

Cỏ Lan Chi có khả năng hấp thu được các chất Cacbonic và mọi khí độc vào ban đêm, cho nên nó rất thích hợp để đặt trong phòng ngủ. Chỉ một cây Cỏ Lan Chi, trong khoảng 24 giờ có thể hấp thu 80% Formaldehyde và 95% khí CO2, Benzen, Phenyl ethylene do máy in, máy Photocopy thải ra. Bên cạnh đó nó còn có khả năng hấp thu chất Nicotine trong khói thuốc lá và tia bức xạ máy tính.

*
Tác dụng của cỏ lan chi rất tốt cho sức khỏe con người

Nhờ khả năng của mình, Cỏ Lan Chi đã biến các chất khí gây ung thư có trong không khí, chẳng hạn như Aldehyde Formic thành Amino Acid và đường.

Thân cây Cỏ Lan Chi có thể dùng để làm thuốc. Nó có tác dụng dưỡng âm nhuận phổi,thanh nhiệt giải độc và tiêu sưng tán viêm. Hơn nữa khi giã nát thân cây dùng để đắp ngoài vết thương, nó có tác dụng làm lành vết thương cực hiệu quả.

Vị trí đặt cây Cỏ Lan Chi trong nhà

Mặc dù bé nhưng Cỏ Lan Chi cũng là một trong những dòng cây cảnh mini. Sau đây là một số vị trí đặt cây Cỏ Lan Chi thích hợp :

– Ban công, cửa sổ: Cỏ Lan Chi là loài ưa sáng hoặc chịu bóng một phần nên bạn có thể để cây ở ban công hay cửa sổ. Như vậy cây sẽ phát triển tốt và nhanh đơm hoa.

*
Vị trí đặt cỏ lan chi đúng sẽ giúp cây phát triển tốt và cho không gian thêm đẹp

– Trên bàn làm việc và bàn học : Cỏ Lan Chi có khả năng hút được những tia điện tử độc hại phát ra từ máy tính. Vì vậy khi trồng cây trang trí trên bàn làm việc, bàn học sẽ rất tốt cho mắt và da của bạn.

– Công trình nội thất : Ngoài ra Cỏ Lan Chi còn được dùng làm cây để bàn trong nhà, trong bếp, trên nóc tủ,…. Với sự sắp xếp đẹp mắt và đặc tính dễ chăm sóc, Cỏ Lan Chi luôn là loại cây cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cỏ Lan Chi đúng cách

Cỏ Lan Chi là loài cây cảnh có sức sống rất mãnh liệt và khỏe khoắn. Vì vậy nó khá dễ trồng và không tốn nhiều công sức khi chăm sóc.

Xem thêm: Xem Phim Bộ Tứ 10A8 Ra Mắt Phần 2, Bộ Tứ 10A8 Ra Mắt Phần 2

*
Kỹ thuật chăm sóc cỏ lan chi dễ dàng và ít tốn công

Tuy nhiên để Cỏ Lan Chi có thẻ phát triển và sinh trưởng tốt nhất bạn cần lưu ý một số tiêu chí quan trọng sau đây:

Ánh sáng:

Cỏ Lan Chi là loại cây ưa sáng hoặc là chịu bóng một phần. Vì vậy khi trồng cây Cỏ Lan Chi bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Tuy nhiên bạn cũng không nên để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Bởi khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống sẽ khiến cho Cỏ Lan Chi bị cháy.

Đất trồng:

Loại cây cảnh này khá dễ trồng, bạn chỉ cần đảm bảo đất màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt và có độ pH trong khoảng từ 6.1 đếm 7.5.

Nước:

Bạn hãy luôn giữ cho độ ẩm trong đất được duy trì. Bạn không nên sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn. Đồng thời bạn có thể sử dụng dung dịch nước cất hoặc là nước mưa để tưới cây. Bạn cần tưới nước thường xuyên, nhưng không quá đậm mà chỉ nên tưới vừa đủ.

Nhiệt độ:

Loài cây cảnh này phát triển rất tốt ở môi trường có nhiệt độ trung bình khoảng từ 18 – 24°C. Với khoảng nhiệt độ này khá phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Ngoài ra Cỏ Lan Chi là loài cây cảnh không tiếp xúc được với nhiệt độ khoảng 10°C hoặc nó không chịu được nhiệt độ quá thấp.

Dinh Dưỡng:

Khi cây trong thời kỳ sinh trưởng, bạn nên bón phân cho cây từ cho cây 2 – 3 tháng/ lần

Nhân giống:

Cách nhân giống cây Cỏ Lan Chi thường được dùng đó chính là tách gốc. Với phương pháp này bạn nên tiến hành vào mùa Thu hoặc mùa Xuân, cách 3 năm mới có thể tách gốc Cỏ Lan Chi một lần. Bạn nên chọn những cây Lan Chi khỏe mạnh và có gốc được phân thành nhiều nhánh, để bảo đảm sau khi tách, mỗi cụm gốc cây nhỏ có ít nhất 5 gốc có nhánh nối với nhau. Sau đó bạn hãy cho gốc mới vừa mới chiết vào chậu. Bạn có thể dùng đất trộn đất vụn, đá thô, ngói vỡ, hoặc đất cát nhỏ. Sau khi tưới nước cho cây bạn nên đặt nó ở nơi có bóng râm mát trong khoảng 2 tuần.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng phương pháp gieo hạt. Hãy mua hạt giống tại những địa chỉ uy tín và gieo chúng vào tháng 3 hằng năm. Bạn hãy rắc hạt mầm lên đất đã chuẩn bị sẵn và phủ lên khoảng 0,5cm đất. Sau đó giữ ở nhiệt độ khoảng 18 – 24°C, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm.

*
Kỹ thuật trồng cỏ lan chi khá dễ dàng và nhân giống nhanh chóng

Các bệnh thường gặp và biện pháp xử lý:

Cây Cỏ Lan Chi thường gặp phải một số bệnh như: héo rũ, gốc trắng, bệnh than, thối rễ.

Bệnh héo rũ và gốc mốc trắng: Bạn cần phải chú ý để chậu Cỏ Lan Chi được thông gió và có ánh sáng nhẹ chiếu tới. Ngoài ra bạn cũng cần cải thiện khả năng thoát nước của đất bằng cách rắc tro hoặc Quintozene.

Bệnh than: Bạn cần cải thiện môi trường sống cho cây. Ngoài ra bạn còn có thể phun thuốc cho cây bằng hỗn hợp Bordeaux và dung dịch Tpsim – M 50% pha loãng theo tỷ lệ 1 : 800 – 1.500 là được.

Bệnh thối rễ: Với căn bệnh này bạn chủ cần tăng cường và điều tiết phân bón là được. Ngoài ra, bạn cũng cần phải kiểm tra cây thường xuyên để có thể, kịp thời lau sạch đi những côn trùng bám trên lá.

Với những thông tin hữu ích trên bạn muốn đặt mua cây Cỏ Lan Chi hoặc cần giải đáp thắc mắc về loại cây cảnh này hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!