Cách chế biến đường thốt nốt

      659

Hiện nay, có một số trang mạng bán đường thốt nốt với câu khẩu hiệu: Đảm bảo 100 % từ trái thốt nốt.

Bạn đang xem: Cách chế biến đường thốt nốt

Tuy nhiên, đây lại là thông tin không chính xác vì đường thốt nốt không phải được làm từ trái thốt nốt (mà được nấu từ phần nước chiết chảy ra khi ta cắt cụm hoa).

*
*
*
*
*
*
Đường thốt nốt nguyên chất

Mỗi bông mo (cụm hoa) thốt nốt có thể lấy nước chiết nhiều lần vì mỗi ngày chúng ta sẽ cắt (vạt) sâu thêm một đoạn cho nước tiếp tục chảy ra.

Xem thêm: Bảng Giá Xe Honda Vision 2021 & Thông Tin Mới Nhất Tháng 10/2021, Giảm Giá Mạnh

Những điều thú vị về cây thốt nốt

Cây thốt nốt nào dùng để lấy nước chiết nấu đường thì không có quả (vì cuống hoa đã bị cắt).Cây thốt nốt đực thì chỉ có hoa (hoa ra khoảng 1 tháng thì teo lại, hư đi), cho nên cũng không có quả và cũng không có nước chiết (để nấu đường). Chính vì vậy, nhiều người trồng thốt nốt thắc mắc vì sao có những cây chiết mãi không ra nước.Một cây thốt nốt có thể cho từ 20 – 60 quả, tuy nhiên, lớp vỏ quả rất dày, bổ ra rất vất vả mới lấy được lớp cơm trắng bên trong (khá nhỏ).Cây thốt nốt là loài cây đặc trưng của Campuchia và ở nước ta thì có nhiều ở tỉnh An Giang. Mặc dù vậy, ở nhiều tỉnh thành từ Tây Ninh xuống Kiên Giang cũng có loại cây này.Rễ cây thốt nốt còn được nấu lấy nước uống giúp lợi tiểu tiện (nấu khoảng 50 g rễ tươi mỗi ngày).Cây thốt nốt có thể sống hàng trăm năm, lá rụng làm củi rất tiện lợi và sau khi trồng bằng hạt thì phải đợi khoảng 15 năm trở lên mới có trái.

Cây thốt nốt có tên khoa học là gì và đường thốt nốt có tên tiếng Anh là gì?

Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus flabellifer (1) và đường thốt nốt có tên tiếng Anh là “palm sugar”. Tuy nhiên, khi tìm tư liệu, bạn nên tìm bằng cụm từ “palm sugar (Borassus flabellifer)” thì kết quả sẽ chính xác hơn.