Vết thâm mụn thành nốt ruồi

      231

Thâm mụn và mụn đầu đen về bề ngoài thường bị lầm tưởng như những nốt ruồi kém duyên. Nhưng liệu mụn đầu đen và thâm mụn lâu ngày có trở thành nốt ruồi? Và vết thâm mụn, mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi phải làm sao? Đọc ngay bài viết dưới đây nếu bạn cũng đang có cùng một băn khoăn!


Vết thâm, mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi?

Nhiều bạn vẫn thường gửi câu hỏi về website với thắc mắc liệu vết thâm mụn, và mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi không. Trên thực tế, về bề ngoài các nốt mụn đầu đen, vết thâm có nét tương đồng với nốt ruồi. Tuy nhiên, về bản chất hình thành nốt ruồi và mụn đầu đen, vết thâm khác nhau.

Bạn đang xem: Vết thâm mụn thành nốt ruồi

Cơ chế hình thành nốt ruồi

Nốt ruồi được hình thành dựa vào sắc tố melanin được tích tụ hình thành do tế bào Melanotyles tạo ra. Về cơ bản, Melanotyles điều tiết melanin với mục đích bảo vệ và cân bằng màu da.

Tuy nhiên, trong quá trình tạo sắc tố da, các melanin ở các vùng gần nhau vô tình tích tụ cùng một chỗ và lâu dần sẽ hình thành nên nốt ruồi. Đa phần các nốt ruồi sẽ có màu đen đậm hoặc đen nhạt.

Cơ chế hình thành mụn đầu đen

Mụn đầu đen được hình thành từ bụi bẩn dầu thừa tích tụ hình thành mà nên. Nói cách khác, mụn đầu đen về thực tế chỉ là chất thải không bám và liên kết liền với da. Do lâu ngày phần nhân mụn trồi lên, để lộ một phần ra ngoài bề mặt da và bị oxy hóa gây nên hiện tượng màu đen ở đầu mụn.

Và cũng vì lý do đó nhiều người thường hiểu nhầm rằng mụn đầu đen để lâu ngày thành nốt ruồi. Xét về nguyên lý và cách xử lý bạn hoàn toàn có thể lấy nhân mụn đầu đen là giải quyết được vấn đề, riêng với nốt ruồi đòi hỏi bạn phải có sự can thiệp của y khoa, laser.

Cơ thế hình thành vết thâm

Có thể nói cơ chế hình thành vết thâm sau mụn cũng tương tự như nốt ruồi. Bởi những nốt mụn khi bị tác động, hay sau khi lấy nhân mụn ra ngoài, phần da tại vùng đó thường mỏng yếu, và tế bào Melanotyles sẽ làm nhiệm vụ tạo nên sắc tố melanin nhằm bảo vệ da.

Cũng từ đó, vết thâm mụn cũng là những mảng sậm màu. Tuy nhiên, vết thâm thường nông hơn, chỉ tập trung trên bề mặt da, và thường có màu nhạt hơn nốt ruồi.

Có thể nói, về cơ bản, mụn đầu đen và vết thâm mụn lâu ngày không trở thành nốt ruồi nhưng nếu không xử lý sớm cũng sẽ gây nên những vùng da sạm màu, lệch tông so với tổng thể da mặt, gây mất thẩm mỹ.

*

Vết thâm, mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi?

Muốn vết thâm- mụn đầu đen không thành “nốt ruồi” phải làm sao?

Nếu thâm mụn, mụn đầu đen về bản chất không thể trở thành nốt ruồi, nhưng suy cho cùng, khi mụn đầu đen để lâu ngày không xử lý sẽ kéo theo các trường hợp mụn sưng viêm. Và tiếp sau đó, các nốt mụn sưng viêm lại rất khó điều trị và dễ bị thâm nếu bạn xử lý không khoa học.

Từ đó, các vết thâm mụn cũng chẳng khác nào những “nốt ruồi” nông gây mất thẩm mỹ trên da, khiến bạn thiếu tự tin hơn.

Xem thêm: 43 Hình Ảnh Hài Hước Vui Nhộn Nhất Thế Giới, Xem Ngay, 180 Hài Hước Ý Tưởng

Vậy muốn vết thâm- mụn đầu đen không thành “nốt ruồi” phải làm sao?

Xử lý mụn đầu đen càng sớm càng tốt

Các nốt mụn đầu đen có thể không phải là nốt ruồi nhưng đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các vết thâm - tương đồng như những “nốt ruồi”. Bởi lẽ, mụn đầu đen để lâu dần sẽ dễ bị viêm, sưng, hình thành mụn mủ.

Và những nốt mụn này sẽ sớm để lại vết thâm nếu bạn không xử lý đúng cách. Chính vì vậy, bạn nên giải quyết mụn đầu đen càng sớm càng tốt bằng nhiều phương pháp: xông hơi da mặt, tẩy da chết BHA đẩy mụn, sử dụng điều trị thuốc bôi, thuốc uống, đắp mặt nạ đẩy nhân mụn và đến spa lấy mụn để hạn chế tối đa rủi ro gây thâm sau mụn.

Kết hợp các sản phẩm trị thâm mụn

Nếu mặt bạn vừa trải qua một đợt mụn và da mặt đang phải đối diện với thâm mụn thì hãy nhanh chóng xử lý vấn đề này càng nhanh càng tốt. Sở dĩ, các vết thâm mụn để càng lâu thì khả năng điều trị càng khó, và các vết thâm sẽ vô tình trở thành “anh em” của nốt ruồi.

Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên như trà xanh, trứng gà với mật ong, nghệ tươi hoặc các loại mặt nạ tiện dụng có chiết xuất trà xanh, tràm trà, rau má, rau sam để trị thâm. Bên cạnh đó, nên kết hợp các loại serum, kem dưỡng có thể trị thâm, sáng da chứa vitamin C, Niacinamide,....

Chăm sóc da đúng khoa họcKhi làn da bị mụn, khả năng bị thâm sau mụn luôn rất cao nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Chưa kể, nếu bạn không làm tròn các bước vệ sinh, làn da còn có thể bị mụn nhiều hơn. Chính vì vậy, đừng quên xây dựng chế độ chăm sóc da với đầy đủ bước: tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết, toner, mặt nạ dưỡng, serum/ kem dưỡng cấp ẩm.Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnhCăng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ luôn là lý do khiến tình trạng mụn và da của bạn càng thêm nghiêm trọng. Vậy nên, hãy xây dựng chế độ sinh hoạt ăn- ngủ- nghỉ thật khoa học, giải tỏa căng thẳng để cơ thể cân bằng hạn chế sinh mụn nội tiết.Bổ sung nhiều rau xanh, trái câyRau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào. Trong khi đó, vitamin có khả năng giúp cơ thể thanh lọc độc tố, và giúp giảm thâm, sáng da rất hiệu quả.Luôn che chắn bảo vệ da khi ra ngoàiÁnh nắng mặt trời, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử là nguyên nhân khiến các sắc tố melanin được sản sinh nhiều hơn. vì vậy khi bị mụn hay điều trị sau mụn làn da rất dễ bị thâm nếu bạn không bảo vệ da kỹ lưỡng. Đừng quên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài hay khi tiếp xúc với máy tính và điện thoại.

*

Muốn vết thâm- mụn đầu đen không thành “nốt ruồi” phải làm sao?

Vết thâm mụn , mụn đầu đen về cơ bản không thể trở thành nốt ruồi. Tuy nhiên, về lâu về dài, mụn đầu đen và thâm mụn đều khiến làn da không đều màu, kém hoàn hảo. Vì vậy, bạn cần giải quyết sớm mụn đầu đen cũng như thâm mụn.

Để lại câu hỏi dưới bài viết nếu bạn vẫn còn những thắc mắc muốn được bác sĩ giải đáp.