Văn khấn cầu an tại gia

      210

Văn Khấn Cầu Bình An Tại Nhà, Tại Chùa ❤️ Bộ Bài Khấn Chuẩn ✔️ Kinh Khấn Cầu Bình An, Cầu Tài Lộc, Cầu May Mắn Ở Nhà Niệm Hàng Ngày.

Bạn đang xem: Văn khấn cầu an tại gia


Bài Khấn Cầu Bình An Tại Nhà Là Gì

Trong bài giảng “Cầu nguyện, tụng kinh Tam Bảo với đầy đủ đức tin để vượt qua đại dịch Covid-19”, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ:

“Cầu nguyện là cầu mong và ước nguyện. Ta gửi điều cầu mong và ước nguyện của chúng ta đến với các đấng thiêng liêng mà ta tin tưởng, mong được các đấng ấy cứu độ cho, giúp đỡ cho, hộ trì cho. Tôn giáo nào thì cầu với giáo chủ của tôn giáo ấy, đấng thiêng liêng của tôn giáo đấy. Tín ngưỡng nào cũng thế, cầu với những vị họ tin tưởng”.

Trong một bài giảng khác, Sư Phụ cũng chia sẻ: “Đấng ấy có thể là người này, người kia hay kể cả cầu nguyện đối với người trần gian cũng có, bày tỏ mong mỏi, nguyện ước của mình và mong muốn làm sao cho nguyện ước ấy được thành tựu”.


Với quan niệm của đạo Phật, Sư Phụ giảng giải: “Việc cầu nguyện trong Phật giáo đã có từ ngàn xưa. Trong hệ thống kinh điển Phật giáo rất nhiều bài kinh cầu nguyện. Vì chúng ta cũng tự biết chúng ta rất yếu đuối, rất mong manh. Không phải chúng ta hoàn toàn tự lực được. Không ai vỗ ngực rằng mình tự lực được cả.

Trong pháp giới nhân duyên này, chúng ta không thể tự mình hoàn toàn được. Chúng ta sinh ra phải nhờ cha nhờ mẹ, em bé phải bú sữa mẹ, phải được mẹ chăm bẵm mới lớn lên, muốn đi cũng phải dựa vào xe đẩy mới tập đi được. Làm sao bảo mình không nương tựa? Tất cả chúng ta đều phải có sự nương tựa vì chúng ta rất nhỏ bé. Vậy thì trong Phật Pháp sự cầu nguyện là cần thiết, giúp đỡ mặt tinh thần của chúng ta được nâng lên”.

Qua lời giảng của Sư Phụ, chúng ta hiểu rằng việc cầu nguyện trong Phật giáo giúp cho tinh thần chúng ta được vững mạnh. Giúp chúng ta thăng tiến hơn trên con đường tu tập, đầy đủ nghị lực, niềm tin vượt qua những chướng ngại.


*
Văn khấn cầu bình an tại nhà

Cách Khấn Vái Cầu Bình An

Trước khi đến với nội dung bài văn khấn cầu bình an tại nhà, mời bạn tìm hiểu cách khấn vái chuẩn xác nhất.

Nêu Thông Tin Bản Thân Đầy Đủ, Theo Đúng Trật Tự

Bài văn khấn phải luôn có đầy đủ thông tin cá nhân như sau:

– Ngày tháng năm: “Hôm nay là ngày …tháng…năm … , nhằm ngày … tháng … năm … Âm lịch”

– Tên họ, ngày tháng năm sinh: “Con tên là:……….., sinh năm….. âm lịch (Giáp Tuất 1994, Tân Dậu 1981, …)”

– Địa chỉ nơi ở hiện tại: “Ngụ tại….”

– Công việc: “Hiện đang giữ chức vụ….”


– Địa điểm nơi công tác: “Đang công tác tại…”

Nếu tới khấn cho chồng, con thì tương tự thêm đầy đủ thông tin của người đó sau tên mình.

Xem thêm: 04 Thương Hiệu Súng Phun Sơn Cao Cấp Trên Thị Trường, Mua Online Chuyên Súng Phun Sơn

Văn Khấn Không Nên Cầu Xin

Mọi người thường đi chùa là khấn xin thần Phật cho tài lộc, vận may đến với mình.

Tuy nhiên, quan niệm của đạo Phật chủ yếu là ban phát ước vọng cho mọi người có tâm bình an, hướng thiện, sống bình yên chứ không ban tiền tài, danh vọng. Do đó, người đi lễ chùa cần lưu ý, không xin vật chất, chỉ xin sức khỏe, may mắn, an lành. Khi khấn phải thành tâm, nói những lời đẹp đẽ nhất.

Chỉ Thắp 1 Nén Hương

Mọi người thường thắp nhang số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lên bát hương ở chùa hoặc đốt cả nắm chứ không chọn số chẵn. Thế nhưng, theo lý giải của người nhà Phật, đúng là thắp nhang số lẻ phù hợp với người âm. Đồng thời, thắp nhang lẻ còn mang ý nghĩa như sau:

– 1 nén nhang: thể hiện lòng thành


– 3 nén nhang: mang ý nghĩa Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)

– 5 nén nhang: cúng thần linh theo Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

– 7 và 9 nén nhang: tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin cho bản thân.

Thực tế, thắp nén hương số lẻ nào cũng đều giống nhau vì thế nhà Phật khuyến khích mọi người chỉ nên thắp 1 nén nhang để tránh ô nhiễm môi trường, ngăn hỏa hoạn gây nguy hiểm. Họ quan niệm thắp hương nhiều hay ít nhang không quan trọng, quan trọng chủ yếu là ở tấm lòng.Do đo, chị em đi chùa chỉ nên thắp 1 nén nhang là đủ.

Chỉ Cần Vái 3 Lần

Khi vái chỉ nên vái 3 lần cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là tự giác, Pháp là lẽ phải và Tăng là thanh tịnh.


Khi vái, tay để trước ngực, chắp lại như búp sen, ngón tay thẳng hướng lên trời và tuyệt đối không vái lia lịa. Cúi vái đúng 3 lần thành tâm.

Khi Khấn Không Nên Nói To

Phật dạy tâm phải tĩnh thị tuệ mới sinh. Do đó, chị em nhớ lặng lẽ khấn, nhẩm nhỏ trong miệng chứ không nên to tiếng, đọc to làm phiền tới người khác.

Ngoài ra, không phải cứ khấn là phải “Nam mô A Di Đà”. Bởi đền chùa không chỉ có Phật mà còn thờ thần linh, những người có công nên khi đứng trước ban thờ, người khấn nên hạn chế nhắc câu trên mà hãy tỏ lòng thành kính, biết ơn và nêu ý nguyện trong sáng của mình.

Giới thiệu thêm đến bạn bài