Trẻ sơ sinh nghe âm thanh to

      295
Đôi khi chỉ vì sự chủ quan của người lớn mà thính lực của con bị gây hại, thậm chí mất thính lực hoàn toàn chỉ vì tiếng ồn xung quanh.

Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh nghe âm thanh to

*

Bé sơ sinh vẫn chưa có khả năng tự bảo vệ mình chống lại các âm thanh lớn hoặc tiếng ồn gây hại, do đó, nhiệm vụ bảo vệ con là thuộc về người lớn để hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng thính giác nhạy cảm của con, thậm chí có khi thính lực của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc mất hoàn toàn. Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng tiếng ồn đối với sức khỏe bé sơ sinh sẽ giúp bố mẹ lưu tâm và chăm sóc con tốt hơn.

Tiếng ồn ảnh hưởng như thế nào đối với thính giác của bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh do có hộp sọ mỏng hơn rất nhiều so với người lớn nên bé rất dễ bị tổn thương thính lực do tiếng ồn gây ra. Việc bé tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài hoặc tiếng ồn lớn đột ngột có thể làm hỏng chức năng các bộ phận của tai như tế bào lông bên ngoài, các tế bào lông bên trong và dây thần kinh ở tai trong. Và việc các bộ phận này bị ảnh hưởng nặng có thể dẫn đến tình trạng bé mất thính giác hoàn toàn.

Xem thêm: Bàn Chải Đánh Răng Điện Của Đức, Bàn Chải Điện Oral B Của Đức

*

Mức độ tiếng ồn an toàn đối với trẻ sơ sinh

Đối với người trưởng thành, việc sử dụng máy sấy tóc với tiếng ồn lớn thường xuyên cũng có thể gây hại cho thính giác. Trong khi đó, các bé nhỏ khi nghe âm thanh vượt mức cho phép cũng không biết cách báo động với người lớn nên càng nguy hiểm hơn. Do đó, theo các chuyên gia nghiên cứu thì mức độ tiếng ồn an toàn đối với bé sơ sinh, không gây hại thính lực của bé là dưới 80 decibel. Mức độ này tương đương với tiếng ồn trong một nhà hàng hoặc giao thông ngoài đường phổ. Và một cuộc trò chuyện bình thường là ở khoảng 60 decibel, do đó việc nói to giọng, cãi nhau ầm ỉ có khi cũng đã vượt ngưỡng an toàn đối với bé.

*

Cẩn thận với các loại đồ chơi phát ra âm thanh

Các loại đồ chơi phát ra âm thanh đang rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như xe đồ chơi có gắn còi báo động, búp bê biết nói, súng bắn, hộp nhạc hoặc các loại nhạc cụ tự động… Mặc dù đôi khi các loại đồ chơi này nằm trong mức độ an toàn về âm thanh đối với các bé nhưng chỉ ở trường hợp bé cầm trên tay hoặc chơi từ xa. Trong khi đó nhiều bé có thói quen cầm đồ chơi sát lên mặt, thậm chí sát tai. Chính điều này khiến cho tiếng ồn vượt mức cho phép và gây hại cho thính giác của con. Do đó, bố mẹ cũng nên lưu ý chọn các loại đồ chơi phát ra âm thanh nhỏ, hoặc thậm chí có thể tháo hẳn pin ra để giảm tiếng ồn gây hại cho con.