Trâu chậm uống nước đục

      279
“Chợ nhân đạo” và những chương trình từ thiện ý nghĩa với cộng đồng… Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 Hà Nội triển khai hỗ trợ doanh nghiệp: Hơn 21.300 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi Khó khăn trong cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công
Người xưa thật thâm thúy, lấy sự uống hàng ngày để vận vào lẽ đời. Nguyên sơ của sự uống, đồ uống là trong hay đục, rành rành như tối với sáng, đen và trắng. Đơn giản vậy thôi mà mấy ai phân biệt được, mấy người làm đúng. Người xưa cũng không ví von cao xa mà lấy con trâu, bạn nhà nông thân thuộc, đầu cơ nghiệp không thể thiếu để nói về cái chậm trễ, gắn liền với sự uống: “Trâu chậm uống nước đục”. Con trâu đi trước được uống nước trong, đồng thời để lại dấu chân vấy đục. Ấy là đương nhiên. Con trâu đi sau, chậm hơn, chỉ là một bước cũng buộc phải uống nước đục. Ấy là điều không tránh khỏi. Trăm ngàn định nghĩa trong từ điển hay ngoài đời cũng chỉ một hàm ý là hãy nhanh chân trong cuộc sống. Trước nắng Xuân, trong gió Xuân rạo rực, nhà thơ Xuân Diệu từng sốt ruột giục giã “Nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ”.Xưa đã vậy, nay càng phải vậy. Trong thế giới phẳng có sân chơi chung là thị trường tự do. Ở đó không ai đợi chờ ai mà chỉ một mệnh lệnh cuộc sống là “tiến lên phía trước”. Thái độ sống là tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi. Từ tư duy đến hành động là: đổi mới, cạnh tranh, bứt phá.Từ tâm lý ban đầu đến tâm trạng khắc khoải hiện nay là “sốt ruột”. Đã 40 năm Đất nước hòa bình, thống nhất; đã 30 năm Đổi mới mọi mặt, mà Đảng là người khởi xướng và lãnh đạo toàn diện. Việt Nam ta, theo cách nói dân dã mà thân thương là “Xứ ta” đã có cái quý nhất, đảm bảo nhất mà nhiều quốc gia không có là “ổn định chính trị”, kinh tế vĩ mô cũng “ổn định”, an sinh xã hội được bảo đảm và đang là quốc gia có trách nhiệm trên trường quốc tế. Vậy mà đến nay, “Xứ ta” là một trong 4 nước chậm tiến, thuộc lớp dưới trong 10 nước ASEAN.

Bạn đang xem: Trâu chậm uống nước đục

*
Những điểm hiếm hoi trồng rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap.Bước đi quá chậm, dễ nhận thấy, gắn liền với cái ăn, sự uống là ngành Nông nghiệp.

Xem thêm: Bộ 2 Tranh Đông Hồ Vinh Hoa Phú Quý, Tranh Dân Gian Vinh Hoa

Không thể nói thiên nhiên, đất trời không ưu đãi chúng ta. Hiếm có nơi nào trên thế giới có cánh đồng mỏi cánh cò bay đúng nghĩa như đồng bắng Sông Cửu Long, có vựa cá, trái cây trù phú như “đất rừng phương Nam”, có người dân tần tảo, sáng dạ và kiên định như nông dân, ngư dân “Xứ ta” Vậy mà mức sống người dân Nam Bộ hiện nay thuộc hàng thấp trong nước, nhất là dân trí, văn hóa. Xót xa hơn, nông dân là người thiệt thòi nhiều nhất khi hạt gạo có giá trị trên thị trường thế giới. “Được mùa rớt giá”, “Được giá, mất mùa”, cây ăn trái sống lao đao trong cảnh “chặt, trồng, chặt” trở thành điệp khúc định mệnh. Có phải hoàn toàn là lỗi của dân? Tâm trạng “sốt ruột” tràn lan và bởi nghịch lý ấy. Có hai lý do, hai nguyên nhân chủ quan, không phải của dân. Một là chậm giải quyết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm nông, ngư nghiệp bằng quan hệ sản xuất mới là hợp tác xã kiểu mới và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp. Hai là chần chừ và quá chậm trễ đưa khoa học, công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới vào sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Phải chăng, trong lãnh đạo vẫn còn tư tưởng “để người nông dân tự suy nghĩ trên mảnh đất của mình” theo kiểu cũ, cách nói mới là “để dân tự bơi”. Có khác gì biển mênh mông, thăm thẳm bến bờ mà nông, ngư dân “xứ ta” vẫn miệt mài bơi trên con thuyền “ba lá”.Thật sự sốt ruột vì sự chậm trễ xây dựng “công nghiệp phụ trợ”. Điển hình là ngành Dệt May, lệ thuộc ngày càng nhiều, càng sâu vào Trung Quốc. Thói đời là khi phụ thuộc càng nhiều, càng sâu, càng chặt thì càng khó gỡ. Tồi tệ hơn là tự “mua giây buộc mình” mà cứ tưởng là làm chủ. Công nghiệp phụ trợ, nội địa hóa sản phẩm đã đặt ra cách đây 30 năm chứ có ít đâu. Không biết bao nhiêu cuộc đi nước ngoài để học tập, không kể xiết ngàn vạn cuộc hội thảo về công nghiệp phụ trợ. Ai cũng biết, ai cũng thấy, nhưng không xắn tay áo làm nhanh, làm gấp, làm bài bản vì tư duy “phát triển nóng”, lấy tăng GDP làm đầu, gắn liền với tư duy nhiệm kỳ. Đi chậm là vì thế.Vĩnh Trà