Tại sao đu đủ không đậu trái

      309

Cách trồng và chăm sóc cây đu đủ ra nhiều trái nhất. Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên. Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ

CÁCH TRỒNG ĐU ĐỦ RA NHIỀU TRÁIKỹ thuật trồng cây đu đủ

1. Khí hậu:Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30-35oC) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 - 300 mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái.

Bạn đang xem: Tại sao đu đủ không đậu trái

2. Đất đai:Đất không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50-60 cm cách mặt líp.3. Thời vụ:Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:- Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl)- Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.4. Giống:Trong tỉnh An Giang, đu đủ được trồng nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là giống Hong Kong da bông và Đài Loan tím.- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%.- Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.Ngoài ra còn có một số giống nhập nội hiện đang trồng trong tỉnh An Giang như:- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg.- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái 300 - 500g5. Chọn và xử lý hạt:- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa trái và chìm trong nước.- Xử lý hạt: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 -550C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.6. Ươm cây con:- Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm.- Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng.7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:- Chuẩn bị đất : Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200gr vôi, đắp thành mô với kích thước 50 x 50 x 30cm- Khoảng cách trồng:Cây cách cây: 1,8 - 2cmHàng cách hàng: 2 - 3cm- Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm:Phân chuồng: 3 - 5kgPhân Urea: 200 - 300grSuper lân: 500 - 600grKCL: 200 - 300grCó thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.Cách bón phân:- Bón lót: Từ 3 -5kg phân chuồng, 50 - 100gr Super lân và 200gr vôi.- Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20gr phân Urea và 30gr Super lân. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây. 1 tuần tưới 1 lần.- Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 30 - 40gr Urea, 50gr Super lân và 2 - 3gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần.- Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea, 50gr Super lân và 40gr KCL. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.Chăm sócTưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.8. Phòng trừ bệnh:- Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng.- Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc.9. Thu hoạch:

Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong.Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Ở nhiệt độ 8 – 12oC trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần.10. Bảo quản:Đu đủ hái về cần đưa vào phòng bảo quản ở nhiệt độ từ 4-10oC, có thể giữa trái tươi được 15-25 ngày.

*
Cách làm đu đủ nhiều trái

CHỌN GIỐNG :

Để có thể nhiều cây cái, có thể áp dụng một trong các cách sau :

- Tỉa các nhánh đu đủ non mọc ra từ cây đu đủ cái tốt đang cho quả, đem giâm cành cây con để trồng.

- Lấy cây đu đủ cái đã ra quả nhiều lần, bổ đôi theo chiều dọc cây, rồi đem giâm (úp phía bề mặt cắt xuống)trên luốn đất đã được chuẩn bị sẵn, tưới và tủ mún hay rơm rạ để giữ ẩm cho các mắt là trên thân dễ sinh chồi. Khi chồi đã mọc đều (chồi ra ở mỗi mắt là trên thân giâm), dùng dao sắt cắt mỗi chồi dính theo một đoạn thân rồi đem trồng hay giâm lại sau sẽ trồng.

- Lấy những hạt đen ở giữa phần trái đu đủ khi ăn (nếu thấy vừa ý để làm giống) thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống. Những hạt này có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu huroji.comn , sau đó dãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, làm khô rồi đem gieo.Gieo hạt trên các luống đất được chuẩn bị như đất vườn ươm rau giống. Hạt được gieo theo hốc, mỗi hốc 2-3 hạt, mỗi hốc cách nhau 5-10cm. Gieo xong tủ rơm rạ hay bổi bùn, thường xuyên tưới đủ ẩm. Khi cây con đã mọc tưới ít dần. Khi cây con 4-5 là, chọn những cây con thấp lùn, nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ bứng giâm vào bầu. Đất bầu ươm là hỗn hợp dất và phân chuồng hoai mục, tỉ lệ 1/1, cần ươm qua bầu mới đạt tỉ lệ sống cao.

2. TRỒNG ĐÚNG KỸ THUẬT

Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chưa thích hợp (ph 5-6) đất trồng đu đủ phải thuận tiện cho việc tưới nước khi cần và thoát nước khi có mưa lớn. Hố trồng có kích thước 40x40x40cm. Trộn đất với 5kg phân chuồng +0,1 kg lân+ 0,3kg kali đổ vào hố vài ngày mới trồng cây

- Khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng, chỉ lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá màu xanh đậm, xẻ 4 thuỳ, biểu hiện của cây cái. Tốt nhất là chọn quả chính và tháng 9 để lấy hạt gieo, ươm đến một tháng sang thắng 2 có cây con đem trồng, tỉ lệ sống sẽ cao và mau cho trái. Cây trồng cách nhau 2m, hàng với hàng cách nhau 2,5m. Đặt bầu nông vừa phải, trồng xong tưới nước tưới nước giữ ẩm, Khi cây cao 40-50cm ( 2,5-3 tháng tuổi) phải vun gốc bón thuốc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100gam urea+300g super lân +50g kali quanh gốc. Nếu trồng trên nướng trêng ruộng, trên đồi thì xẻ rạch 2 bên hông cây rồi bón phân, sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút được chất dinh dưỡng. Khi cây đã ra hoa, trái thúc thêm một lần nữa. Đu đủ đã ngoài một năm tuổi nên bón thúc vào 2 kỳ : mùa xuân và mùa thu. Điều quan trọng là gốc đu đủ phải luôn sạch, được tủ gốc để giữ ẩm, thì đu đủ mới sai và to trái, vỏ căng, mã đẹp.

Xem thêm: Sửa Iphone 5S Bắt Wifi Kém, Iphone Bắt Sóng Wifi Yếu, Khắc Phục Ra Làm Sao

3 . PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Đu đủ ít bị sâu tấn công mà thường bị bệnh, nhất là bệnh khảm vàng. Triệu chứng là lá đu đủ (dd) bị xoăn, phiến là biến dạng, mất diệp lục, trông lốm đốm vàng, thường gặp ở những cây đu đủ trong vườm nhà gần những cây xoan đã lớn hay trồng ở những nơi thiếu ánh sáng, có nơi nông dân gọi là 2 bệnh đốm lá. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh và lây lan rất mạnh vào mùa hè và mùa thu. Cây bị bệnh thường còi cọc, chồi ngọn và chồi nách cũng vậy quả phát triển không đều và chậm, khó chín trên cây, hay bị rụng non, vỏ dày và kém hấp dẫn.Virus gây bệnh thường hoà vào dịch tế bào của cây, của lá, phá huỷ diệp lục trong đó. Hiện chưa có thuốc đặc trị để trị bệnh này, biện pháp tổng hợp và khống chế bệnh này:

+Chọn những cây giống tốt khoẻ đẹp

+Trồng cây ở nơi đủ nắng, thoáng, cao ráo.

+Phun các loại thuốc trừ các loại môi giới truyền bệnh như bọ phấn, bọ rệp, rầy các loại bằng các loại thuốc như BI58, TREBON,... khi thấy cúng xuất hiện trong vườn.

+Chăm sóc cho đu đủ sau mỗi lần thu hoạch, để cây khoẻ mạnh tăng sức đề kháng .

+Chặt bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh nặng để tránh lây lan cho các cây khác.

Làm lùn đu đủ để năng suất, thu nhập tăng cao

Rễ đu đủ là loại yếu mềm, giòn, là một trong những cây sợ úng nhất trong các loại cây ăn trái ở nước ta nên khi trồng cần chú ý các biện pháp chống úng. Trước hết là việc đào mương rộng để có đủ đất đắp luống cao cách mực nước ngầm khoảng 60 - 70cm; mặt luống có hình mui luyện, tạo thoát nước, không để nước đọng khi có mưa lớn và kéo dài. Không đi lại nhiều trong vườn đu đủ đang bị ngập nước, vì như vậy sẽ làm cho cây nhanh chết.

Đu đủ có quả quanh năm nên cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc cho cây 3 lần trong năm đầu. Lần 1, sau trồng 4 - 6 tuần; lần 2, khi cây ra hoa kết quả; lần 3, khi quả lớn. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Năm thứ 1, phân chuồng 10 – 15kg + 0,3 - 0,5kg urê + 0,5 – 1kg lân super + 0,2 - 0,3kg kali sulfat. Năm thứ 2, phân chuồng 15 – 20kg + 0,3 - 0,4kg urê + 1 - 1,5kg lân super + 0,3 - 0,4kg kali sulfat.

Các thời kỳ bón cho cây thường sau trồng 1,5 - 2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm. Khi cây ra hoa, 30% đạm, 30% lân và 50% kali. Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7 - 8 tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali. Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây.

Cây đu đủ thường có thân cao từ 3 – 10m, không có cành nhánh. Để hạn chế chiều cao cho dễ hái trái, ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng biện pháp kỹ thuật làm cây đu đủ lùn như sử dụng giống lai, thực hiện việc uốn cong cây và ghép cây.

Những kinh nghiệm này đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam thử nghiệm thành công ở nước ta. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống cao 30 – 40cm, rộng từ 1 - 1,2m. Khi cây con cao khoảng 30cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tạo thành một góc khoảng 300 độ so với mặt luống.

Chú ý: Uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ, dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận cũng tăng.

Bệnh xoăn lá đu đủ và cách phòng ngừa

*

Nhiều cây đu đủ ở chỗ chúng tôi thường bị hiện tượng như sau: lá nhăn nheo, xanh vàng loang lổ. Những lá non trên ngọn nhỏ dần, nhăn phồng và biến thành màu vàng. Xin cho biết đó là bệnh gì? Có cách nào để chữa trị bệnh này?

Để các bạn dễ so sánh, phân biệt chúng tôi xin nêu ra hai loại bệnh:1. Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus), còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn: Đây là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ ở nước ta, cùng với bệnh khảm chúng được coi là một trở ngại lớn nhất cho nghề trồng đu đủ (và cả nhiều nước khác). Có thể nói ở đâu có trồng đu đủ là ở đó có bệnh này. Bệnh do siêu vi trùng Papaya Ringspot Virus gây ra. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá.Siêu vi trùng gây bệnh không truyền qua hạt giống, chúng lây bằng hai cách: Một là do tiếp xúc cơ giới (thông qua các vết thương cơ giới do trong quá trình canh tác con người vô ý tạo ra, do mưa gió gây xây sát hay do côn trùng hay động vật khác.). Hai là do côn trùng môi giới, chủ yếu là các lòai rệp thuộc họ Aphididae như Aphis gossipii, Aphis crasivora, đặc biệt là rệp đào (Myzus persicae), loài rệp này cũng thường gây hại nhiều cho các loại rau cải, bầu, bí, mướp, dưa… Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5-6 tháng tuổi trở đi.

*
2. Bệnh khảm: Do siêu vi trùng Papaya Mosaic Virus gây ra. Giống như đốm vòng, bệnh khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, nhỏ lại, biến dạng, số thùy lá gia tăng, nhăn nheo, lá già bị rụng nhiều,chỉ chừa lại chùm lá non bị khảm vàng trên ngọn. Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sượng, trên chùm trái thường có một số trái chảy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc. Trên thân (chủ yếu là phần còn non trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân, cuống lá .

Bệnh khảm cũng không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và qua môi giới truyền bệnh là một số loài rệp thuộc họ Aphididae (như đã nêu ở phần bệnh đốm vòng). Cây con mới trồng cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường thấy bệnh xuất hiện và gây hại ở cây 1-2 năm tuổi trở đi.Biện pháp phòng trịHiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị đối với hai loại bệnh do siêu vi trùng trên đây gây ra cho cây đu đủ, vì thế các bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác hại của bệnh:-Chọn cây giống khỏe không có triệu chứng đã bị nhiễm hai loại bệnh trên để trồng.-Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.-Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.-Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp…trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.-Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn.-Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud… (sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế không được pha thuốc đậm đặc như tập quán bà con ta vẫn thường làm mà chỉ nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát.

Những tác dụng tuyệt vời của đu đủ đối với sức khỏe

Đu đủ là một trong những cây ăn trái được trồng phổ biến. Không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng, đu đủ từ lâu còn được xem là dược liệu đáng quý.

Đu đủ có tên khoa học Carica papaya L., thuộc họ đu đủ (Caricaceae). Chúng là cây đa tính: các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, cây cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Trái kết từ hoa cái thường tròn, khoảng rỗng trong trái to, thịt mỏng, nhiều hạt.