Tác phẩm hồ thiên nga

      233
*

Có mặt gần 140 năm qua, vở Ballet Hồ Thiên Nga của nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky vẫn được coi là “Ballet của những vở Ballet”. Từ những ngày đầu trình diễn tại Mariinsky ở St. Peterburg (Nga) cho đến nay, Hồ Thiên Nga đã được diễn lại với nhiều phiên bản khác nhau. Tại Việt Nam, Hồ Thiên Nga lần đầu tiên được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) trình diễn thời kỳ những năm 1980, dưới sự hỗ trợ toàn phần của các chuyên gia đến từ Liên bang Xô Viết (cũ). Từ đó đến nay, cho dù xã hội có nhiều biến chuyển, nhưng Việt Nam mới chỉ có thể biểu diễn được một số trích đoạn của vở Ballet này. Năm 2019, VNOB đã tạo nên một bước đột phá lớn nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà hát. Đó là dựng lại hoàn toàn vở Ballet Hồ Thiên Nga với đầy đủ 4 màn được sản xuất theo phiên bản Việt.

Bạn đang xem: Tác phẩm hồ thiên nga

Hồ Thiên Nga và hành trình hơn trăm năm…

Tính đến thời điểm hiện nay, vở Ballet Hồ Thiên Nga có thể coi là tác phẩm được trình diễn nhiều nhất trong lịch sử. Đến nỗi, tạp chí Dance Gazette đã đặt cho 6 vị giám đốc nghệ thuật của những nhà hát Ballet nổi tiếng nhất thế giới một câu hỏi rằng: Hồ thiên nga đã có thể nghỉ ngơi một thời gian được chưa?

*

Trong lịch sử gần 140 năm tồn tại, Hồ Thiên Nga được hiểu và trình diễn theo nhiều trường phái, với tổng phổ và bối cảnh rất khác nhau, nhưng trường phái của Moskva được coi là “thể hiện đúng tinh thần và triết lý Tchaikovsky nhất”. Vở Ballete Hồ thiên nga được công diễn lần đầu tiên vào năm 1877, tại nhà hát Bolshoi (Nga). Tác phẩm Ballet kinh điển này được xem là đánh dấu một bước ngoặt trong sáng tác của nhạc sĩ thiên tài người Nga Tchaikovsky. Hồ thiên nga được Tchaikovsky sáng tác dựa trên truyền thuyết của Đức về một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Đó là câu chuyện cổ tích về tình yêu giữa nàng Odette và chàng hoàng tử Siegfried. Công chúa Odette bị phù thủy Von Rothbart biến thành thiên nga với lời nguyền rằng khi nào gặp được chàng trai chưa yêu ai bao giờ đem lòng yêu thương thì Odette mới được trở lại thành người. Và rồi nàng đã gặp và yêu chàng hoàng tử Siegfried với lời thề sẽ yêu nàng chung thủy để giải thoát lời nguyền. Nhưng trong một bữa tiệc, phù thủy Von Rothbart đã dùng phép thuật để biến Odile, con gái của mình trở thành người có ngoại hình giống Odette khiến cho chàng hoàng tử nhầm tưởng đó là người chàng yêu và mong muốn được cưới Odile. Khi biết sự thật, hoàng tử đã cầu xin Odette tha thứ và quyên sinh cùng nàng, cái chết của hai người đã hóa giải lời nguyền, phù thủy Von Rothbart mất hết phép thuật và chết, còn những người bạn của công chúa đều được trở lại thành người…

… Đến sự đổi mới của người Việt

Hơn 30 năm trôi qua, Ballet Việt chưa thể trình diễn một cách đầy đủ Hồ Thiên Nga mà chỉ là những trích đoạn nhỏ, lẻ hoặc đưa đoàn Ballet Nga về trình diễn. Điều này khiến nhiều nghệ sĩ tâm huyết với Ballet Việt ưu tư, lo lắng và tìm mọi cách dựng lại tác phẩm tuyệt hảo này. Kể từ khi về nắm quyền lãnh đạo VNOB 93-2018), NSƯT Trần Ly Ly, Q. Giám đốc Nhà hát đã nung nấu ý định đưa toàn bộ Hồ Thiên Nga lên sân khấu Việt. Chị chia sẻ: “Việc dựng vở Ballet Hồ Thiên Nga phiên bản 2019 là một quyết định táo bạo đối với lãnh đạo và toàn bộ cán bộ, nghệ sĩ VNOB. Bởi lẽ không chỉ đòi hỏi đầu tư về tiền bạc, Hồ Thiên Nga còn đòi hỏi sự tập trung cao độ của toàn bộ dàn diễn viên, nghệ sĩ của nhà hát với 60 nghệ sĩ tham gia dàn nhạc chơi live suốt vở cùng với hơn 60 diễn viên múa và thời gian tập luyện cũng kéo dài 6 tháng’.

*
Các nghệ sĩ VNOB đang tích cực tập luyện cho Hồ Thiên Nga

Sự đột phá đầu tiên mà Hồ Thiên Nga của VNOB chính là biên đạo múa. Nếu như trước kia, Hồ Thiên Nga hoàn toàn nằm dưới sự dàn dựng của các biên đạo người nước ngoài, trong đó chủ yếu là các chuyên gia Nga, thì biên đạo múa Hồ Thiên Nga 2019 là người Việt 100% nhưng có thời gian dài biểu diễn trên các sân khấu nước ngoài. Đó chính là nghệ sĩ Lê Ngọc Văn, Hiện tại, anh đang là diễn viên múa hạng nhất (first artist) kiêm biên đạo múa của Nhà hát Hoàng gia Anh. Chia sẻ về Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB, anh cho biết: “Hồ Thiên Nga của VNOB sẽ được dàn dựng theo trường phái Nga, nhưng có sự xen kẽ, pha trộn những điểm nhấn riêng, đạo nên nét độc đáo của phiên bản Việt. Tôi đã tận dụng tối đa sự mềm mại của diễn viên, sự năng động và hoạt bát của các tài năng trẻ, cắt bỏ những phần rườm rà để tạo nên một Hồ Thiên Nga của người Việt”.

Xem thêm: Việc Làm Front End, Tuyển Dụng Front End Developer Tại Hồ Chí Minh

*
Nhóm thiết kế EllieVu đã sử dụng họa tiết hoa sen để tạo điểm nhấn cho trang phục của Hồ Thiên Nga

Đi cùng với những mong muốn của Lê Ngọc Văn, ekip thiết kế EllieVu cũng đã cố gắng sáng tạo những nét độc đáo nhất trong trang phục của Hồ Thiên Nga phiên bản Việt. Chị Anh Triệu, CEO EllieVu, nhà thiết kế và tài trợ trang phục cho vở diễn, cho biết: “Trang phục của Hồ Thiên Nga 2019 chính là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Hồ Thiên Nga là vở Ballet kinh điển, trong đó sự hòa quyện giữa trang phục và kết cấu của vở diễn rất chặt chẽ. Vì vậy, form trang phục hầu hết được giữ nguyên. Nhưng nét độc đáo lại chính là điểm nhấn của họa tiết. Trong đó, đặc biệt nhất là họa tiết trên trang phục được lấy cảm hứng từ bông hoa sen trạm trổ trên đình làng xưa, được cách tân mang phong cách Baroque. Ê kíp của chúng tôi, dưới sự dẫn dắt của thầy Vũ Chí Công – trưởng khoa thiết kế thời trang trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp, đã làm việc nhiều tháng nay để có thể kịp cho ra mắt gần 100 bộ trang phục của Hồ Thiên Nga”.

Còn rất nhiều nét mới tạo nên một Hồ Thiên Nga phiên bản 2019 mà chỉ có thể tận mắt chứng kiến, người xem mới có thể cảm nhận được hết cái đẹp, nét sang và cả nỗi đau đớn giằng xé trong tâm hồn giữa cái thiện và cái ác. Nhưng không thể không nói đến sự độc đáo trong giá vé. Nếu như cách đây 2 năm, khi Hồ Thiên Nga được Nhà hát Talarium et Lux (Nga) trình diễn tại Việt Nam với giá vé ngất ngưởng (gần 10 triệu đồng/cặp) trong khi âm nhạc lại được thu âm và phát lại, thì Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB được trình diễn với dàn nhạc chơi live hoàn toàn với giá vé chỉ bằng 1/5 so với mức trên. Nói về vấn đề này, NSƯT Trần Ly Ly chia sẻ: “ VNOB xây dựng Hồ Thiên Nga phiên bản Việt không phải để so sánh với các phiên bản khác, mà là nhằm đánh dấu một chặng đường nỗ lực vươn đến nền nghệ thuật bác học của thế giới. Các nghệ sĩ của VNOB tin rằng với sự dẫn dắt của biên đạo Việt, sự hòa quyện và ăn ý của dàn nhạc cũng như các vũ công, VNOB sẽ cống hiến cho khán giả một vở diễn thăng hoa của cảm xúc. Chúng tôi không tính toán đến giá vé cho dù kinh phí cho vở diễn là khủng khiếp. Chúng tôi chỉ muốn khán giả đều có cơ hội thưởng thức tác phẩm kinh điển này và có thể tự hào rằng các nghệ sĩ Việt hoàn toàn có thể làm nên một Hồ Thiên Nga thành công”.