Sự tích phật quan âm

      620

Tương truyền rằng, vua nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ sinh được 3 cô công chúa. Nhưng vua lại khao khát có một hoàng tử để nối ngôi chính vì thế sau khi sinh công chúa thứ 3 - Diệu Thiện, vua đem lòng oán trách.

Bạn đang xem: Sự tích phật quan âm

Nhưng công chúa Diệu Thiện lớn lên lại một lòng say mê kinh kệ và muốn quy y cửa Phật, điều này lại khiến vua cha ngày càng tức giận. Sau thời gian khuyên ngăn không thành, vua cho nàng tu tạm ở chùa Bạch Tước. Vua yêu cầu các sư sãi trong chùa khuyên nhủ nàng bằng không sẽ giết hết nhưng vẫn không thể nào làm lung lạc ý niệm của công chúa.

Vua cha tức giận đốt chùa giết công chúa nhưng trời bỗng đổ mưa to dập tắt ngọn lửa đang bừng bừng cháy. Nhà vua hạ lệnh đao phủ giết nàng bằng được thì một con hổ trắng hiện ra mang nàng đến chùa Hương. Từ đó, Diệu Thiện tu ở Hương Sơn, bằng tình thương nàng đã cảm hóa được muôn thú ở nơi này.

Khi đã tu đến kỳ đắc đạo, công chúa trở về thăm cha thì phát hiện vua cha mắc bệnh nặng, nàng đã cứu cha bằng cách hy sinh 2 mắt, 2 tay. Sau đó thì nhập niết bàn cứu độ cho cha mẹ và hai chị thành Phật.

Từ đó hình tượng Phật Quan Âm với tình yêu bao la như biển trời, luôn sẵn sàng cứu vớt, cảm hóa chúng sinh được hình thành từ truyền thuyết này.

2. Sự Tích Quan Âm Thị Kính

Ngoài ra nếu nói về sự tích Phật Quan Âm, thì trong văn hóa Việt Nam cũng không thể bỏ qua một sự tích vô cùng nổi tiếng Quan Âm Thị Kính.

*

Hình ảnh Phật Quan Âm Thị Kính (Nguồn Internet)

Kể rằng, sau 9 kiếp đầu thai thì kiếp thứ 10 Người đầu thai làm con gái trong một gia đình họ Mãng nước Cao Ly, được đặt tên là Thị Kính. Thị Kính lớn lên vừa xinh đẹp lại vừa nết na, đến tuổi dựng vợ gả chồng, nàng được gả cho Thiện Sĩ nhà họ Sùng. Khi về làm dâu, nàng luôn giữ đạo hiếu hạnh, yêu thương chăm sóc chồng, phụng dưỡng cha mẹ.

Một hôm, Thiện Sĩ đang đọc sách rồi ngủ quên, Thị Kính thấy cằm của chồng mình có mọc một sợi râu. Nàng đang may vá nên cầm con dao nhíp trong tay cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ chợt giật mình tỉnh giấc, thấy vợ đang cầm dao gần kề cổ mình, tưởng rằng Thị Kính có ý định mưu sát bèn la lên.

Sau khi kể rõ sự tình, cha mẹ chồng vẫn ngờ vực Thị Kính có âm mưu giết chồng nên bắt Thiện Sĩ bỏ vợ. Nàng phải trở về nhà cha mẹ mình, phiền lòng quyết định cải trang thành nam giới xin được đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm.

Vì là gái giả trai nên Kính Tâm có dung mạo đẹp đẽ, thanh tú, rất được nhiều tín nữ ngưỡng mộ trong đó có Thị Mầu, con gái của một trưởng giả giàu có. Thị Mầu hay trêu ghẹo Kính Tâm nhưng không được đáp lại. Một ngày nọ, Thị Mầu phát hiện mình có thai với người đầy tớ. Khi bị tra hỏi, Thị Mầu khai rằng Kính Tâm chính là cha của đứa bé trong bụng. Kính Tâm lại một lần nữa kêu oan nhưng không ai thấu, vì nàng cũng không dám tiết lộ bí mật của mình.

Thời gian qua đi, Thị Mầu sinh được một đứa con trai rồi đem đưa bé lên chùa gửi cho Kính Tâm. Vì thương người, Kính Tâm nhận nuôi dưỡng đứa bé, khi đứa bé lên 3, Kính Tâm phát hiện mình bị bệnh nặng. Kính Tâm viết một bức thư gửi đứa bé trao cho sư cụ trong chùa và ông bà họ Mãng.

Sau khi đọc thư hiểu rõ sự tình, sư cụ cho người khám xét thi thể Kính Tâm mới biết Kính Tâm là gái giả trai. Nỗi oan của Kính Tâm được giải, sau khi chết Kính Tâm hóa thành Quan Âm Bồ Tát cứu độ con của Thị Mầu mang về Nam Hải làm người hầu. Chính vì thế mà người ta họa hình Quán Thế Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, bên dưới có đứa trẻ tay chắp đứng hầu. Hay còn được biết đến là Tượng Quan Âm Tọa Sơn.

Xem thêm: Tin Tức Sao Thế Giới - Điện Ảnh, Đọc Tin Điện Ảnh Mới Nhất

3. Phật Quan Âm trong Phật Giáo

Dù có rất nhiều sự tích hay truyền thuyết về Phật Quan Âm nhưng tựu chung lại, Phật Quan Âm được biết đến là một trong bốn vị Đại Bồ Tát của Phật Giáo, gồm Quan Âm, Bồ Tát Phổ Hiền, Địa Tạng và Văn Thù Sư Lợi.

Phật Quan Âm được xem là vị Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa giác tha. Đó chính là cứu vớt và giác ngộ người khác, đây có thể được xem là sự khác biệt công năng của Phật Quan Âm trong Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa.

*

Phật Quan Âm tạc bằng ngọc Cẩm Thạch

Quan Thế Âm Bồ Tát còn là một danh xưng cho những người đã tu thành chánh quả, ngũ giác có thể được hòa chung. Như có thể dùng “tai” để nhìn, dùng “mắt” để nghe âm thanh hay dùng “lưỡi” để ngửi được...Chính vì điều này mà người ta tin rằng, Quan Thế Âm là vị Bồ Tát có thể nhìn thấu những oán than của hồng trần, đau khổ của mọi kiếp người, luôn sẵn sàng dang tay cứu vớt và bao dung khi cần.

4. Hình ảnh Phật Quan Âm

Qua nhiều thăng trầm lịch sử, cùng với sự pha trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau, Phật Giáo cũng chịu không ít ảnh hưởng. Điều này đã khiến Phật Quan Âm mang nhiều hình ảnh khác nhau.

Ở thế kỷ thứ 10, ví dụ như trong hang động ở Đôn Hoàng, Phật Quan Âm mang hình dạng của nam giới, có râu.

Đến giai đoạn giao thoa trộn lẫn của đạo Phật và đạo Lão, Phật Quan Âm được thể hiện dưới dạng nữ nhân mặc áo trắng.

Tuy nhiên, đối với Phật giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Cũng như theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu giúp người đời, Phật Quan Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng khác nhau như Phật, Bồ Tát, thiện nam, tín nữ ...để ngộ đạo chúng sinh.

Phật Quan Âm hay còn gọi là Bồ Tát Quan Âm, Quan Thế Âm Bồ Tát trong Phẩm Phổ Môn, Người có 32 ứng hóa với hồng danh khác nhau.

Có thể kể đến Phật Bà Quan Âm tay cầm thùy dương liễu hoặc hoa sen và bình nước cam lồ. Người là hiện thân của đức từ bi, là mẹ hiền của chúng sinh. Bởi thế mà Người cũng là vị Bồ Tát thành toàn cho những người phụ nữ hiếm muộn cầu tự chuyện con cái.

*

Mặt dây chuyền Phật Quan Âm tạc bằng Cẩm Thạch sơn thủy

Hay Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay hay Thiên Thủ Thiên Nhãn cũng là một trong những ứng hóa được người Việt thờ phụng. Đây được biết đến là một hình thức tượng hóa thân đặc sắc nhất. Là biểu tượng của “lục căn diệu dụng”, khi mà “tri” và “hành” cùng được hợp nhất.

*

Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Nguồn Internet)

Dù có rất nhiều những sự tích, truyền thuyết về Phật Quan Âm thì Người vẫn luôn được biết đến là vị Phật của điềm lành, của sự bình an, may mắn, mang yêu thương trải khắp nhân gian. Không chỉ vậy, Người còn là vị Phật có công năng giải trừ tai ách, cứu vớt con người vượt qua những khổ đau trần tục, hướng con người đến cái thiện và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đặc biệt, Phật Quan Âm kết hợp chế tác từ đá quý phong thủy sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng ngũ hành bị khuyết, cân bằng lá số, nâng cao tinh thần lạc quan, tích cực trong công việc, cuộc sống. Đừng ngần ngại inbox huroji.com để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé!