Phẫu thuật tách 2 bé

      334

CUỘC ĐẠI PHẪU ĐẶC BIỆT TÁCH SONG SINH DÍNH LIỀN

DetailsTin trong ngànhCreated: 17 July 2020Hits: 7042

Sau hơn 12 tiếng đại phẫu, bước ra từ phòng mổ, bác sĩ Định thông báo: “Ca mổ kết thúc thành công”. Đôi vợ chồng trẻ nghẹn ngào khi nghe tin mừng - hai bé song sinh dính liền đã được tách rời.

Bạn đang xem: Phẫu thuật tách 2 bé

*

“Gửi con, hai thiên thần của mẹ!

Mẹ đã cố gắng hết sức và đánh đổi tất cả, chỉ mong hai con được sống, được một cuộc đời bình an. Nếu ai hỏi mẹ có hối hận? Mẹ xin trả lời là không. Mẹ chấp nhận vượt qua tất cả vì con và bỏ ngoài tai những điều không hay.

Dù con có như thế nào, con vẫn luôn là con của mẹ. Dù con có như thế nào, mẹvẫn sẽ giữ lại con, bằng mọi giá!”

Trần Thị Hồng Thúy (26 tuổi, TP.HCM), mẹ hai bé song sinh dính liền Trúc Nhi và Diệu Nhi viết những lời tâm sự gửi tới hai con trước ngày diễn ra cuộc đại phẫu tách rời.

Hơn 12 tháng chờ đợi cho cuộc mổ quan trọng, giờ đây chỉ còn cách 12 tiếng nữa, Thúy sẽ được ôm hai cô con gái vào lòng khi đã tách rời nhau.

Hai tuần trước mổ, Trúc Nhi và Diệu Nhi được xét nghiệm tiền phẫu, sát trùng. Gần 100 y bác sĩ giỏi trên cả nước cũng sẵn sàng kế hoạch phẫu thuật chi tiết và hoàn hảo, chuẩn bị cho ca đại phẫu đặc biệt, viết tiếp lịch sử của 32 năm trước.

*
*

*

Tách rời

5h30 ngày 15/7, Trúc Nhi - Diệu Nhi được điều dưỡng chuyển từ khoa Sơ sinh đến phòng Phẫu thuật - Gây mê hồi sức.

Thúy và chồng chạy theo nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của con. Hai bé mở mắt to tròn nhìn mẹ, nhoẻn miệng cười. Hai bé nằm đối diện, tấm vải xanh che kín phần dính liền, chỉ để lộ gương mặt hai thiên thần. Bé Trúc Nhi được các bác sĩ phân biệt bằng dấu đỏ trên trán, dấu xanh là Diệu Nhi.

*

"Làm ơn hãy cứu hai con gái em!" - Thúy nghẹn ngào nói lời cuối cùng với bác sĩ trước khi băng ca được đẩy đi, đưa hai con gái vào khu vực mổ. Cửa phòng đóng sập lại, bên ngoài, bà mẹ trẻ bưng mặt, khóc nức nở, dựa vào chồng.

Hai cô con gái bé bỏng của chị lên bàn phẫu thuật. Gần 100 thầy thuốc sẽ giúp hai bé tách rời nhau sau hơn một năm sống cảnh dính liền. Thời khắc này, tim Thúy gần như ngừng đập.

*

Vào phòng mổ, Trúc Nhi vẫn tinh nghịch. Chị Nguyễn Thị Nguyên Thủy, Kỹ thuật viên trưởng, khoa Gây mê Hồi sức, phải bật bài hát thiếu nhi, bé mới chịu ngồi yên. Trong lúc này, bác sĩ tiến hành gây mê.

8h30, song Nhi nằm im sau khi được gây mê hoàn toàn. Các bác sĩ tiến hành xác định các đường mổ trên cơ thể bé. 9h, phẫu trường được sát trùng. Hai bé được che chắn kín phần đầu, ngực, chỉ để lại phẫu trường là vùng bụng dính liền.

*

*

9h51, TS.BS Trương Quang Định, Trưởng ê-kíp mổ, rạch đường đầu tiên bắt đầu cuộc mổ. Sau đó, TS Trần Văn Dương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Trưởng nhóm phẫu thuật tạo hình, bắt đầu rạch da, cân cơ, mở bụng tách 2 bé.

Trong quá trình phẫu thuật, tùy mỗi tình huống, các bác sĩ đưa ra phương án phù hợp với hai bệnh nhi.

GS.BS Trần Đông A, Trưởng kíp mổ tách dính cặp song sinh Việt - Đức vang danh thế giới hơn 30 năm trước, cũng tham gia vào cuộc đại phẫu này. Ông chia sẻ: "Cuộc mổ là thử thách lớn với cả ê-kíp nhưng chúng tôi đầy năng lượng".

Tất cả dị tật của Trúc Nhi và Diệu Nhi phù hợp với những dự liệu trước phẫu thuật. Việc chuẩn bị trước phẫu thuật tốt nên diễn tiến từ gây mê, sắp tư thế đúng dự kiến. Các bác sĩ đã chia nửa đầu đại tràng cho bé Trúc Nhi, nửa cuối kèm hậu môn thật cho Diệu Nhi. Việc tách cơ quan tiêu hóa của hai bé diễn ra thuận lợi.

*

*

*

*

14h07, các bác sĩ đã tách thành công hai bé song sinh dính liền. "Thời điểm tách thành công, tôi không thể nói nên lời", bác sĩ Trần Thanh Trí, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, thành viên kíp phẫu thuật Ngoại tổng quát, chia sẻ.

Bên trong phòng mổ, sau lớp khẩu trang kín mặt và hai lớp đồ bảo hộ phẫu thuật, các phẫu thuật viên nhìn nhau, nheo mắt cười. Hàng chục y bác sĩ vòng ngoài đồng loạt tập trung trước cửa phòng mổ để chứng kiến khoảnh khắc lịch sử.

*

Bên ngoài phòng chờ, Thúy và chồng chỉ biết theo dõi con thông qua các phương tiện truyền thông. Cả hai đều dành trọn niềm tin cho các y bác sĩ - những người đã đồng hành cùng với họ trong suốt hơn một năm qua.

Xem thêm: Tiết Lộ Cách Thiết Kế Tiệm Tóc Bình Dân Nhỏ Đẹp, Trang Trí Đơn Giản, Ít Tốn Kém

*

Sau khi tách rời, bé Trúc Nhi được chuyển sang phòng mổ siêu sạch số 12. Bé Diệu Nhi vẫn ở phòng mổ ban đầu. Ê-kíp chia thành 2 nhóm nhỏ. Ngay lập tức, mỗi kíp nhỏ tiến hành phẫu thuật chỉnh - tạo hình cho từng bệnh nhi.

Trúc Nhi và Diệu Nhi sẽ được khép lại xương cánh chậu, khớp mu, tạo hình niệu sinh dục, mở hậu môn tạm và đóng cân cơ, da.

Giai đoạn tiếp theo là khâu khó nhất của ca đại phẫu. Mỗi bé được đưa ra bàn mổ riêng, chuẩn bị công đoạn chỉnh hình khung chậu, kéo vạt da che các cơ quan. Sinh hiệu hai bệnh nhi ổn định, mọi thông số theo dõi đều tốt.

*

18h40, các bác sĩ đã hoàn thành bó bột cho Trúc Nhi. 19h25, Diệu Nhi đã được đưa ra khỏi phòng mổ sau khi các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng, khâu vết mổ, bó bột.

Hai bé được chuyển khoa Hồi sức Ngoại, tiếp tục theo dõi sát tình trạng sức khỏe. “Sẽ tiếp tục là hành trình rất dài nhưng tôi tin hai bé sẽ mạnh mẽ vượt qua”, TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Trưởng ê-kíp mổ, chia sẻ.

*

Gặp lại con, cha mẹ Trúc Nhi - Diệu Nhi nghẹn ngào đứng cạnh băng ca, họ không thể diễn tả cảm xúc của mình lúc này và họ khẳng định: "Đây là giây phút chúng tôi đã chờ đợi rất lâu rồi".

*

100 nhân viên y tế - 13 giờ hồi sinh

*

*

*

Trước đó, TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM, nhiều lần tập hợp bác sĩ các chuyên khoa để phối hợp nuôi dưỡng hai bé đạt sức khỏe tốt nhất.

Cùng lúc, ông liên lạc, trao đổi không ngừng với các bác sĩ đầu ngành, tham vấn đồng nghiệp tại các bệnh viện. Nhờ sự kết nối này, một cuộc hội chẩn quy mô lớn chưa từng có diễn ra tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: Gần 100 y bác sĩ tập hợp, lên kế hoạch “cứu mạng sống cho hai con người”. Đây là tập hợp những y bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Xuyên Á, Đại học Y dược TP.HCM…

*

GS.TS.BS Trần Đông A, Chuyên gia cao cấp, Cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng 2, đánh giá đây là một trong những ca mổ hiếm và rất phức tạp.

“Ca dính bụng chậu như hai bệnh nhi vẫn chỉ rơi vào khoảng 6%, buộc chúng ta phải hết sức thận trọng. Theo y văn, những ca dính nhau bụng chậu như thế này là không nhiều. Qua tham khảo tài liệu, tuy không chính xác nhưng tỷ lệ thành công của những ca đã mổ là trên 70% nếu không có bất cứ biến chứng nào”, vị chuyên gia này nói.

Nếu có biến chứng, kết quả có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, các biến chứng đã được các chuyên gia bàn thảo rất kỹ trong khi hội chẩn.

*

“Dẫu vậy, y khoa vốn là ngành khoa học không phải lúc nào cũng chính xác. Chúng ta chỉ có thể tiếp cận với sự chính xác mà thôi. Vì thế, chúng tôi đã phải thảo luận để khi xảy ra những trường hợp bất trắc, các bác sĩ cũng sẽ biết phải làm gì với hy vọng có thể cứu được hai cháu”, GS Đông A chia sẻ.

Trải qua cuộc đại phẫu đặc biệt, vị giáo sư năm xưa vui mừng chia sẻ không phẫu thuật viên nào hạnh phúc như phẫu thuật viên nhi. Ông cho rằng khi cứu được các bé mắc bệnh hiểm nghèo là cứu được cả cuộc đời dài 60-70 năm.

*

*

*

*

Sau khi đưa Diệu Nhi vào phòng hồi sức, TS.BS Trương Quang Định - vị thuyền trưởng của ca đại phẫu hôm nay, ngồi trầm ngâm trong phòng tư vấn. Ông đợi cha mẹ của song Nhi lên phòng mổ để thông báo kết quả phẫu thuật.

"Dù ca mổ thành công bước đầu, mối lo ngại lớn nhất hiện này là hai bé còn quá nhỏ. Với cuộc đại phẫu kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, hồi sức, phục hồi chức năng… là vấn đề khiến nhân viên y tế cân não. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều trị, dõi theo các em đến khi 18 tuổi”, ông nói.

Một ngày trước khi tiến hành đại phẫu, “vị thuyền trưởng” viết tâm thư chia sẻ và xin phép đấng tạo hóa, khai sinh ra hai bé một lần nữa, với nguyên vẹn hình hài. Giờ đây, ước nguyện này đang đi đến gần đoạn kết.

Theo kế hoạch, Trúc Nhi và Diệu Nhi sẽ nằm tại phòng hồi sức trong vòng 12-24 giờ đầu sau mổ để theo dõi biến chứng. Bác sĩ hướng dẫn gia đình chăm sóc hậu môn tạm của Trúc Nhi.

*

*

Thời gian tới, khi sức khỏe ổn định hơn, hai bé sẽ tiếp tục lên bàn mổ để bác sĩ tái tạo hoàn chỉnh hệ tiêu hóa, tiết niệu và các cơ quan khác. Các bài tập vật lý trị liệu về vận động, hô hấp ở giai đoạn hậu phẫu muộn cũng sẽ được tiến hành.

“Đoạn đường phía trước sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi tràn đầy năng lượng. Hai bé đã mạnh mẽ vượt qua đến thời điểm này, chắc chắn sẽ càng thêm mạnh mẽ trên hành trình tìm lại sự bình thường”, vị thuyền trưởng kết lời.