Ôn tập ngữ văn 8 học kì 2

      540

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019 được huroji.com sưu tầm và chọn lọc. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 8 này giúp các em học sinh khái quát lại toàn bộ kiến thức môn Ngữ văn trong học kì 2. Với tài liệu này chúng tôi hi vọng rằng các em học sinh sẽ dễ dàng ôn tập, không mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm tư liệu tham khảo.

Bạn đang xem: Ôn tập ngữ văn 8 học kì 2


I/ PHÂN MÔN VĂN

* Yêu cầu:

1/ Văn bản thơ:

Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

2/ Văn bản nghị luận:

a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu

Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.Khác về mục đích:Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.Khác về đối tượng sử dụng:Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.

Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi,… đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo,… cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)

c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” - Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.

Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đượm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng.Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêngỞ “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.

d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).

II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT:

1. Các kiểu câu

Câu nghi vấnCâu cầu khiếnCâu cảm thánCâu trần thuậtCâu phủ địnhYêu cầu: Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu => vận dụng vào việc viết câu, dựng đoạn, bài văn.

2. Hành động nói:

a. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

b. Các kiểu hành động nói

HỏiTrình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến…)Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức, …)Hứa hẹn.Bộc lộ cảm xúc.

c. Cách thực hiện hành động nói:

Cách dùng trực tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó).Cách dùng gián tiếp (hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính không phù hợp với hành động đó).Yêu cầu: Nắm khái niệm và các kiểu hành động nói; xác định hành đông nói và cách dùng hành động nói trong ngữ cảnh nhất định.

3. Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại; ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ giao tiếp:

a. Khái niệm vai xã hội trong hội thoại:

Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).

b. Chọn cách nói cho phù hợp với vai thoại.


Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

c. Lượt lời trong hội thoại:

Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

4. Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.

HS cần nắm được những tác dụng sau:Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

5. Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)

Yêu cầu: Biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập và xem lại các dạng bài tập đã làm (câu chia theo mục đích nói, vai xã hội và lượt lời trong hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu, chữa lỗi diễn đạt lô-gíc).

III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:

1.Thuyết minh:

Giới thiệu một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh lam thắng cảnh.

* Danh lam thắng cảnh:

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó).

c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…

* Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm

b/ Thân bài:

Nguyên liệuCách làmYêu cầu thành phẩm

c/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.

2. Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận à vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn).

* Chứng minh:

Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.Dàn ý

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh

b/ Thân bài:

Giải thích vấn đề (khi cần thiết): giải thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng …Đưa dẫn chứng chứng minh các khía cạnh của vấn đề (D/c theo trình tự hợp lí)Dẫn chứng 1 (D/c lịch sử)Dẫn chứng 2 (D/c thực tế)Dẫn chứng 3 (D/c thơ văn)

c/ Kết bài:

Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa).Rút ra bài học cho bản thân.

Xem thêm: 12 Bỏ Sỉ Đầm Dạ Hội Giá Rẻ Tphcm, Chuyên Sỉ Váy Đầm Dạ Hội Giá Rẻ

* Giải thích:

Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người (nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng)Dàn ý:

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

b/ Thân bài:

Giải thích ý nghĩa của vấn đề: giảii thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng (trả lời câu hỏi là gì? thế nào ? …)Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (trả lời câu hói Vì sao? Lí lẽ kết hợp với dẫn chứng).Phương hướng, biện pháp vận dụng. (trả lời câu hỏi làm gì? thực hiện như thế nào? bằng cách nào?)

c/ Kết bài:

Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa, tầm quan trọng)Rút ra bài học cho bản thân.

Đề cương ôn thi học kì 2 năm 2018 - 2019 môn Ngữ Văn lớp 8 số 2

I. Phần văn bản

1. Nhớ rừng

2. Ông đồ

3. Quê hương

4. Khi con tu hú

5. Tức cảnh Pác Bó

6. Ngắm trăng

7. Đi đường

8. Chiếu dời đô

9. Hịch tướng sĩ

10. Nước Đại Việt ta

11. Bàn về phép học

12. Thuế máu

13. Đi bộ ngao du

14. Ông giuốc-đanh mặc lễ phục

* Yêu cầu: Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật của các văn bản.

II. Phần Tiếng Việt

1. Câu nghi vấn

2. Câu cầu khiến

3. Câu cảm thán

4. Câu trần thuật

5. Câu phủ định

6. Hành động nói

7. Hội thoại

8. Lựa chọn trật tự từ trong câu

* Yêu cầu:

Nắm được các khái niệm, đặt câu.Viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.

III. Phần Tập làm văn

Văn bản thuyết minhVăn bản nghị luận

* Yêu cầu

Nắm được đặc điểm của các loại văn bản.Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài

* Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 8 môn Văn mẫu 3

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I/ PHÂN MÔN VĂN

Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam

sttTên văn bảnTác giảThể loạiGiá trị nội dungGiá trị nghệ thuật
1Nhớ rừng(Thơ mới)Thế Lữ (1907-1989)Thơ tám chữMượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2Quê hươg(Thơ mới)Tế Hanh(sinh 1921)Thơ tám chữTình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,...)
3Khi con tu hú(ThơCách mạng)Tố Hữu (1920-2002)Thơ lục bátTình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
4Tức cảchPác Bó(Thơcách mạng)Hồ Chí Minh(1890-1969)Đường luật thất ngôn tứ tuyệtTinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.
5Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù)Hồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệt(chữ Hán)Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.
6Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù)Hồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát)Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.
7Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)(1010)Lí Công Uẩn(Lí Thái Tổ)(974-1028)Chiếu- Chữ HánNghị luận trung đạiPhản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình - lí: trên vâng mệnh trời - dưới theo ý dân
8Hịch tướng sĩ(Dụ chư tì tướng hịch văn)(1285)Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231-1300)HịchChữ HánNghị luận trung đạiTinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (thế kỉ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A.Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
9Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) (1428)Ức Trai Nguyễn trãi(1380-1442CáoChữ Hán Nghị luận trung đạiÝ thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Thiên cổ hùng văn.
10Bàn luận về phép học (Luận học pháp)(1791)La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp(1723-1804)TấuChữ HánNghị luận trung đạiQuan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành)Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng; sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
11Thuế máu (trích chương I, Bản án chế độ thực dân pháp)(1925)Nguyễn Ái QuốcPhóng sự chính luậnTiếng PhápNghị luận hiện đạiBộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914-1918)Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại; mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại.