101 đs

      584

Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt.Tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.

Bạn đang xem: 101 đs

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tiếng Phạn là ManjuShri Bodhsattva, còn được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, Diệu Âm, Phổ Thư, Nhu Thư, Kính Thư … trong Hiển giáo thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi, thường thị giả bên tả và bên hữu Phật Thích Ca Mâu Ni, chuyên giữ Môn Trí Tuệ.

Trong hàng Bồ Tát, Ngài thường được xưng là trí tuệ đệ nhất. Y theo Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh: Phần bản Đức Văn Thù xưa là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật cũng gọi là Văn Thù Phật, mật giáo gọi là Cát Tường Kim Cương hay Bát Nhã Kim Cương.Bồ Tát Văn Thù Sư Lợilà một vị Bồ tát tượng trưng chotrí tuệ siêu việtvà là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong nghệ thuật và văn họcPhật giáoĐại Thừa.

*
Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn

Ngàiđại diện cho sự khôn ngoan của Bát Nhã, không bị giới hạn bởi kiến ​​thức hay khái niệm. Trong cácphòng thực hành thiền định, thư viện hay phòng nghiên cứu của các tu viện Phật giáo thường có treo hình của Ngài.

Bồ tát Văn Thùtay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ sắc bén- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàngtrí tuệnày sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xíchtrói buộccủavô minhphiền nãođã cột chặtcon ngườivào những khổ đau vàbất hạnhcủavòng sinh tửluân hồibất tận, đưacon ngườiđếntrí tuệviên mãn.

Trong khi đó, tay trái củaBồ Tátđang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng củatỉnh thức,giác ngộ.

Văn Thù Sư Lợi cỡi sư tửHình ảnh con sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

*
Hình Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cỡi sư tử xanh

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn (Manjushri mantra) là một trong những thần chú quan trọng trong đạo Phật Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt.

Điều này tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua. Trì tụng thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn để tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên và hiện thực hóa 7 trí tuệ.

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn như sau:

*
Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi – Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Hay: OM A RA PA CA NA DHIH

Dịch âm: Om A Ra Pa Cha Na Đi

Ý nghĩa từng âm của thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn như sau:

Om: Hoặc Aum là một âm tiết thường thấy trong các thần chú Phật giáo, một âm tiết thiêng liêng và huyền bí bắt nguồn từ Ấn Độ giáo nhưng hiện nay phổ biến trong cả Phật giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh, đạo Jain và truyền thống Mật Tông Tây Tạng. Nó được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, ý nghĩa từ Om là “Tâm trí tôi cởi mở với những chân lý tiếp theo.”Ah: Thể hiện sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của sự vật và hiện tượng.Ra: Thể hiện sự hiểu biết về sự trống rỗng từ quan điểm của các tổ sư đạo Phật Nguyên Thuỷ. Những giáo lý sâu xa về sự trống rỗng của Phật giáo Nguyên Thuỷ là thích hợp cho những học viên có vấn đề về sự hiểu biết “trống rỗng” trong bản chất cuối cùng của nó.Pa: Đại diện cho thiền định. Có 2 loại thiền cơ bản: Thiền không khái niệm (không suy nghĩ) và khái niệm (tư duy). Điều này dẫn đến lý tưởng rằng, tất cả các Pháp đều đã được “giải thích theo nghĩa tối cao.”Tsa: Thể hiện tầm quan trọng của Niết bàn và Luân hồi. Bản chất chính xác của cả luân hồi và niết bàn là tánh không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu chính xác bản chất của luân hồi, nó sẽ biểu lộ cho chúng ta dưới 3 dạng khổ đau. Điều này có nghĩa là sự phát sinh và chấm dứt của sự vật hiện tượng không thể được hiểu hoàn toàn, bởi vì trên thực tế, không có sự xuất hiện và chấm dứt.Na: Thể hiện nghiệp (hành động). Tóm lại, tất cả những đau khổ mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của các hành động không đạo đức trong quá khứ (nghiệp xấu) và tất cả những kết quả hạnh phúc của chúng ta từ những hành động đạo đức trước đây của chúng ta. Có 2 loại nghiệp căn bản: nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân. Chúng ta cần phải hiểu rằng, với mỗi hành động của lời nói, thân thể và tâm trí của chúng ta, chúng ta đang gieo những hạt giống cho những trải nghiệm tương lai của chúng ta.Dhi: Điều này thường được giải thích là “sự hiểu biết” hoặc “sự phản chiếu”. Những tia sáng phát ra từ âm tiết này sẽ làm đầy cơ thể vật chất của bạn và thanh lọc tất cả nghiệp xấu, bệnh tật và chướng ngại.

Om Wagi Shori Mum – Minh Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Minh Chú tiếng Phạn này ít phổ biến thần chú ở trên. Minh chú tăng hiệu quả của giao tiếp và trong việc chuyển tải Lời. Bản dịch là “Tán tụng Người có lời nói tuyệt hảo” Văn Thù được mệnh danh là chúa tể của Lời nói và bậc thầy về tài hùng biện.

Xem thêm: Cách Trị Da Tay Khô - Cách Chữa Lành Và Phòng Ngừa Khô Tay

Hai hần chú là thần chú của sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh, giúp chúng ta nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.

Tóm lại, quan điểm đúng giúp chúng ta nhận ra đường đi chính xác. Thiền định là phương pháp thực hành tốt nhất, thông qua đó chúng ta sẽ phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về con đường giác ngộ, dẫn đến những thay đổi trong tâm trí và cảm xúc của chúng ta.Hành động kết hợp với trí tuệ hoàn hảo mang lại cho chúng ta khả năng để giúp chúng sinh một cách hiệu quả nhất.

Lợi ích thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.

Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các hành giả nên tụng niệm thần chú này 100, 21, hoặc ít nhất là 7 lần một ngày. Trong lần lặp lại cuối cùng nên đọc thần chú to hơn, âm tiết cuối cùng là Dhi, nên được ngân dài.

Đây là một thực hành hàng ngày mà chúng ta nên làm ở nhà. Điều đầu tiên chúng ta nên làm sau khi thức dậy là rửa miệng, sau đó niệm lời cầu nguyện này cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi nhiều lần nhất có thể. Điều này cực kỳ có ích, thần chú sẽ giúp chúng ta gia tăng sự khôn ngoan để bắt đầu một ngày mới.

Một người thông minh chưa bao giờ học qua trường lớp nào cũng có thể hiểu được ý nghĩa trong những văn bản mà anh ta đọc qua, nhưng đó có thể là một sự hiểu biết hời hợt.

Người đó chỉ hiểu được những gì trong cuốn sách ghi, chứ không phải là những ý nghĩa sâu sắc thực sự đằng sau nó. Cần một sự khôn ngoan rất đặc biệt cho điều này, giống như sức mạnh trí tuệ của Thần chú Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có được.

Kim Cang Ðảnh Kinh Ngũ Tự Chơn ngôn Thắng Tướng

Nếu người vừa tụng một biến, như tụng tám vạn bốn ngàn thập nhị Vi Ðà tạng kinh. Nếu tụng hai biến Văn Thù, Phổ Hiền liền theo gia bị, Hộ Pháp, Thiện Thần ở trước người đó.

Lại nữa, nếu tụng một biến trừ tất cả khổ nạn của người tu hành.

Nếu tụng hai biến trừ diệt ức kiếp sanh tử trọng tội. Nếu tụng ba biến tạm muội hiện tiền. Nếu tụng bốn biến được tổng trì bất vong. Nếu tụng năm biến mau thành Vô thượng Bồ đề.

Nếu người nhứt tâm ở riêng chỗ vắng vẻ, viết năm chữ Phạn làm vòng đàn pháp, y pháp niệm tụng mãn một tháng rồi, Văn Thù Bồ Tát liền hiện thân kia, ở trong hư không diễn nói pháp yếu, khi bấy giờ người tu hành được túc mạng trí, biện tài vô ngại, thần túc tự tại, thắng nguyện thành tựu, phước trí đầy đủ, mau chưóng Như Lai pháp thân.