Nàng tiên cá có thật

      567

Chắc hẳn chúng ta đều biết về Nàng tiên cá trong truyện cổ tích Andersen với hình tượng thân người đuôi cá; sinh vật huyền bí này còn xuất hiện trong truyền thuyết về biển cả khi Nàng tiên cá xinh đẹp sẽ dùng giọng hát mê hoặc để quyến rũ thủy thủ rồi đưa họ xuống biển cả sâu thẳm. Với người đời, Nàng tiên cá chỉ là một nhân vật hư cấu mà thiên hạ đã tưởng tượng, phóng đại và lưu truyền bằng những câu chuyện hoang đường ở dân gian. Tuy nhiên, trong lịch sử có rất nhiều bằng chứng được đưa ra lại chứng minh điều ngược lại.


*

Dưới đây là những sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ xác thực dưới đại dương sâu thẳm Nàng tiên cá hay người cá đã từng tồn tại.

Bạn đang xem: Nàng tiên cá có thật

Thời La Mã cổ đại, Nàng tiên cá được coi là sinh vật có thậtvà gây nguy hại đến ngư dân

Vào thế kỷ thứ nhất, nhà tự nhiên họa Pliny the Elder, tên thật là Gaius Plinius Secundus đã viết cuốn sách Natural History (Lịch sử tự nhiên học), sưu tập những kiến thức cổ xưa về tự nhiên. Trong sách, Pliny the Elder có ghi chép về một giống loài đặc biệt nửa người nửa cá và được ông gọi là Nereids (tên gọi nữ thần biển trong thần thoại Hy Lạp), thân trên của sinh vật này có hình dạng con người nhưng làn da thì mọc vảy cá.


Thời kỳ đó, những thủy thủ, lính hải quân của Hoàng đế Augustus cũng kể chuyện họ nhìn thấy nereids, sinh vật giống như mô tả của Pliny the Elder xuất hiện trên bờ biển, có nhiều báo cáo nói rằng loài vật này đã tấn công ngư dân và đánh chìm nhiều tàu bè.

Christopher Columbus đã từng nhìn thấy Nàngtiên cá

Trong hành trình trình khám phá châu Mỹ, nhà thám hiểm nổi tiếng Christopher Columbus đã tuyên bố nhìn thấy Nàng tiên cá ở gần đảo Haiti vào năm 1493 và mô tả nàng ta có khuôn mặt giống người nhưng không xinh đẹp như truyền thuyết từng ca ngợi mà có phần xấu xí, dị biệt.


Sau đó, giới khoa học đã tìm hiểu và phát hiện ra rằng Nàng tiên cá mà Christopher Columbus đã phát hiện thực ra chỉ là những con lợn biển.

Lợn biển thường bị nhầm lẫn là Nàng tiên cá.

Chúng là loài động vật có vú với kích thước lớn có phần đuôi giống với miêu tả trong truyện kể về Nàng tiên cá nên khiến các thủy thủ và Columbus nhìn nhầm, từ đó thêu dệt nên những câu chuyện kỳ bí trên biển cả.

Vào thế kỷ 16, các thủy thủ có xu hướng thu thập “Nàng tiêncá” được gọi là JennyHanivers

Jenny Hanivers là xác của một con cá đuối được phơi khô, có hình dạng như người cá được các thủy thủ phương Tây dùng cho mục đích về mặt tâm linh.

Jenny Hanivers

Nó bắt đầu xuất hiện tại vùng Antwerp (Bỉ) vào giữa thế kỷ 16, được cho là sinh vật có liên đến ma quỷ. Thời ấy, nhiều người tin rằng Jenny Hanivers chính là loài vật có liên quan đến Nàng tiên cá và chúng sống quanh khu vực vùng biển châu Âu.

Ở thế kỷ 17, Người Anh cho rằng Nàng tiên cá đã hòa nhập vàocuộc sống của họ

Thuyền trưởng John Smith là một người lính Anh, nhà thám hiểm, thống đốc thuộc địa và Đô đốc New England từng ghi chép rằng ông đã nhìn thấy Nàng tiên cá ngoài khơi Newfoundland vào năm 1614 trong chuyến đi thám hiểm trên biển.


Câu chuyện của John Smith lập tức khiến người Anh rất tò mò và bàn tán xôn xao, đến năm 1635 John Swan đã xuất bản cuốn sách Speculum Mundi chỉ ra rằng Mỹ nhân ngư, người cá có thể hòa nhập với cuộc sống con người, họ dễ dàng thích nghi với đời sống trên cạn nhưng không nói được tiếng của loài người.


*

Câu chuyện về Nàng tiên cá sống cùng con người được dư luận và báo chí lan truyền khắp nước nước Anh. Năm 1738, Nhật báo London đã cho đăng tải bức hình chứng minh người cá là có thật khiến người dân xứ sương mù bàng hoàng, bức hình chụp lại sinh vật được cho là Nàng tiên cá dạt vào bờ biển Hebrides phía tây của Scotland, trong tình trạng đã chết.

Xem thêm:

Xác ướp mỹ nhân ngư FeeJee càng khiếnthiên hạ tin về sự tồn tại của người cá

Năm 1842 tại bảo tàng Barnums, thành phố New York, xác ướp FeeJee với khuôn mặt quái dị, hình dạng kỳ lạ với thân trên có hình bộ xương người và phần dưới dạng đuôi cá dài 525 mm, cao 210 mm và bề ngang khoảng 212 mm đã khiến người dân tò mò, sửng sốt khi được chứng kiến.

*

Người cá FeeJee là minh chứng khẳng định Nàng tiên cá là có thật, cho đến tận ngày nay mô hình về FeeJee được phác họa lại và trưng bày khắp nơi trên thế giới còn bản gốc đã bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn xảy ở bảo tàng Barnums vào năm 1860. Nhiều người tin rằng xác ướp FeeJee vẫn còn sống sót và được bảo quản tại Nhà bảo tàng Khảo cổ và Dân tộc học Peabody của Đại học Harvard.

Câu chuyện về FeeJee trở thành một hiện tượng khiến giới khoa học đau đầu nghiên cứu, nhiều người cho rằng nó là một loài có nguồn gốc từ cá khỉ, loài lai giữa khỉ và cá nhưng đến năm 2011, một nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng FeeJee chỉ là trò lừa bịp. Nhóm đã tiến hành chụp X – quang mẫu xác ướp cá khỉ tại Bảo tàng Horniman và phát hiện nó được làm từ giấy, lá cây và dây sắt, các mẩu xương cá và xương gà được ghép nối tinh vi.

*

Điều đó chứng minh rằng không có dấu vết nào về FeeJee có liên quan đến giống loài cá khỉ. Từ đó mà xác định rằng FeeJee chỉ là một hiện vật được ngư dân tạo ra để cầu may khi đi biển và sau đó đã được phóng đại thành người cá để thu hút sự chú ý của dư luận.

Tuy nhiên, một số người tin vào giả thuyết Nàng tiên cá có thật thì vẫn cho rằng FeeJee chính là người cá, nhóm nghiên cứu cũng chỉ dựa trên phiên bản sao chép ở Bảo tàng Horniman và xác ướp thật đã biến mất nên không thể có cơ sở để xác minh thực sự.

Kênh truyền hình Animal Planet phát sóng chương trình xác minh sự tồn tại của Nàng tiên cá

Nội dung của tập phim này là nói về thuyết tiến hóa Aquatic Ape Theory của Sir Alister Hardy và khái niệm về tổ tiên của loài người có nguồn gốc từ động vật dưới nước của Max Westenhofer. Phim đưa ra những dẫn chứng minh họa để khẳng định về người cá đã có từ thời xa xưa, ở hàng nghìn năm trước.



Những đoạn phim của Animal Planet khiến công chúng nước Mỹ dậy sóng và rất đông khán giả gọi điện đến Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) để chất vấn vì họ cho rằng chính phủ đang che giấu sự thật về sinh vật huyền bí tồn tại trên Trái đất.

NOAA sau đó đã đưa ra thông báo không có bất cứ bằng chứng xác thực rõ ràng nào về sự tồn tại của người cá và tố cáo chương trình của Animal Planet là đã dựng chuyện, thổi phồng sự việc. Bên cạnh đó NOAA cũng tuyên bố chúng ta chưa khám phá hết được đại dương, dưới làn nước sâu thẳm vẫn còn đó những bí ẩn mà nhân loại vẫn chưa tìm ra đáp án.


*
Black Dog (Hắc Cẩu) – Con chó ma mang lời nguyền chết chóc đày đọa nhân loại Truyền thuyết đậm chất thơ về Selkie - người hải cẩu của vùng biển Bắc Âu

Nhiều người tin rằng Nàng tiên cá đang ẩn nấp đâu đó dưới đáy đại dương, sống cuộc đời tự do, hoang dã và trở thành một truyền thuyết trong đời sống tinh thần của con người.