Luật di sản văn hóa 2013

      601
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 10/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2013

LUẬT

DISẢN VĂN HÓA

Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29tháng 6năm2001 của Quốc hội, có hiệu lực kểtừngày 01 tháng 01 năm 2002, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổsungmột số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

Bạn đang xem: Luật di sản văn hóa 2013

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới;

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệvàphát huy giá trị di sản văn hóa;

Căn cứ vào Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy địnhvề di sản văn hóa<1>.

Chương 1.

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều1.

Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều2.

Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòaxãhội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều3.

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoàivà người Việt Nam định cư ở nướcngoài đanghoạtđộngtạiViệt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặctham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốctếđó.

Điều4.

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau:

1. <2> Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

2. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,cổ vật, bảo vật quốc giathuộc công trình, địađiểm đócógiá trị lịchsử, văn hóa, khoa học.

4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, cótừ một trăm năm tuổi trởlên.

7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nướcvề lịch sử, văn hóa, khoa học.

8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốcgia là sản phẩm đượclàmgiống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.

9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.

10. Thămdò,khai quậtkhảo cổ làhoạt động khoa họcnhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vàđịa điểm khảo cổ.

11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử -vănhóa, danh lam thắng cảnh.

13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sởcác cứ liệu khoa họcvề di tích lịch sử -vănhóa, danh lam thắng cảnh đó.

14. <3>Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa.

15. <4>Yếu tố cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thểhiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

16. <5>Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản vănhóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con ngườivàmôi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, thamquan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

Điều5.

Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước<6>; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân vàcác hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hóa được xác định theo quy định của Luậtnày, Bộ luật dân sự và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều6.

Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước<7>.

Điều7.

Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộcsở hữu nhà nước<8>.

Điều8.

1. Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc cáchình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

2. Di sản văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập quán quốc tế và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều9.

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằmnângcao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợcho việc bảo vệ vàphát huy giá trị di sản vănhóa.

2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

3. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Điều10.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đâygọi làtổchức) và cá nhân có trách nhiệmbảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa.

Điều11.

Các cơ quanvăn hóa, thôngtinđạichúngcó tráchnhiệm tuyên truyền,phổbiến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong nhân dân.

Điều12.

Di sản văn hóa Việt Nam đượcsửdụng nhằm mục đích:

1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;

2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam;

3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốctế.

Điều13.

Nghiêm cấm cáchành vi sau đây:

1. <9>Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơhủyhoại di sản văn hóa;

3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - vănhóa, danh lam thắng cảnh;

4. <10>Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc

gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra

nước ngoài;

5. <11>Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

Chương 2.

QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA

Điều14.

Tổ chức,cá nhân có các quyềnvà nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;

3. Tôn trọng, bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,di tíchlịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm đượccho cơ quan nhànước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản vănhóa.

Điều15.

Tổ chức, cánhânlà chủ sởhữudi sản văn hóacó cácquyềnvà nghĩavụ sau đây:

1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này.

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệchgiá trị, bị hủy hoại, bị mất.

3. Gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệvàphát huy giá trị.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản vănhóa.

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều16.

Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản vănhóa.

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa.

3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguycơ bị hủy hoại.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứudisản văn hóa.

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁTRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Điều 17<12>.

Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.

2. Tổ chức truyền dạy, phổbiến,xuất bản, trình diễn và phụcdựngcác loại hình di sản văn hóaphi vật thể.

3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóaphivậtthể.

4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức,cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phivật thể.

5. Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơlàm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.

Điều 18<13>.

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưavàoDanh mục di sản văn hóa phi vật thểquốcgia.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thểquốc gia vàcấpGiấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đượcđưa vào Danh mụcdi sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong trường hợp di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà sau đó có cơ sở xác định không đủ tiêu chuẩn thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa ra khỏi Danh mục di sản vănhóa phi vật thể quốc gia.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết khoản 1Điều này.

Điều19.

Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoahọc và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)công nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch<14>.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hóa quốcgia.

Điều20.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phảiápdụng các biện phápcần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.

Điều 21<15>.

Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam thông qua cácbiện pháp sau đây:

1. Nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc; ban hành quy tắc phiên âm tiếng nói của những dân tộc chưa có chữ viết; có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với tiếng nói, chữ viết có nguy cơ mai một.

2. Dạy tiếng nói,chữviếtcủadântộcthiểusố cho cánbộ,công chức,viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc; dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho học sinh người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật giáo dục; xuất bản sách, báo, thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, sân khấu bằng tiếng dân tộcthiểu số.

3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền đểbảo vệsựtrong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt.

Điều22.

Nhà nướcvà xãhộibảovệ, pháthuy những thuầnphong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân.

Điều 23.

Nhànước cóchínhsáchkhuyếnkhích việc sưu tầm, biên soạn,dịchthuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngoài.

Điều24.

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị vềtrangphụctruyền thống dân tộcvà các tri thức dân gian khác.

Điều 25<16>.

Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông quacácbiện pháp sau đây:

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việctổchức lễhội.

2. Khuyếnkhích việc tổchức hoạt động văn hóa, vănnghệdângiantruyền thống gắn với lễ hội.

3. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống.

4. Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về nguồn gốc, nội dung giátrị truyền thống tiêu biểu, độcđáo của lễhội.

Điều 26<17>.

1. Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nắm giữ và có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thôngqua các biện pháp sau đây:

a) Tặng, truy tặng Huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác;

b) Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sáng tạo, trình diễn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm củanghệnhân;

c) Trợ cấpsinhhoạthàng tháng vàưu đãikhác đối với nghệ nhânđã được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nướccóthu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

2. Chính phủ banhành chính sách đãingộ đốivớinghệ nhânquyđịnh tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Điều27.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam sau khi có sựđồng ý bằng văn bản củacơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương 4.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁTRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

MỤC 1. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNGCẢNH

Điều28.

1. <18>Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trongcáctiêu chí sau đây:

a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;

b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trongcácthời kỳ lịch sử;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;

d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.

2. Danh lam thắng cảnh phải có mộttrong các tiêu chísau đây:

a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúccógiá trị thẩm mỹ tiêu biểu;

b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạnphát triển của trái đất.

Điều 29<19>.

Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:

1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểucủa địa phương, bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốclịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đếnsự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiếntrúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địaphương;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địaphương;

d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợpgiữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trịtrong phạm vi địa phương.

2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểucủa quốc gia, bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốclịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạtđộng chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọngđối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiếntrúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trongcác giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu cácgiai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kếthợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vựcthiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học,hệ sinh thái đặc thù.

3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trịđặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiệnđánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn vớianh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịchsử của dân tộc;

b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiếntrúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấucác giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu cácgiai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm cósự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật cógiá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất,địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của ViệtNam và thế giới.

Điều 30.

1. <20> Thẩm quyềnquyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếphạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;

b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyếtđịnh xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;

c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tíchquốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việcđề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa ditích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.

2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sauđó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khảnăng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyềnra quyết định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó.

Điều 31<21>.

Thủ tục xếp hạng di tích đượcquy định như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểmkê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạngdi tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếphạng di tích quốc gia.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạolập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốcgia đặc biệt, lập hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướngChính phủ quyết định đề nghị

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợpquốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩmđịnh bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

Điều 32<22>.

1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:

a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấuthành di tích;

b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếpgiáp khu vực bảo vệ I.

Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệII thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt doThủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều nàyphải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính,trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giớitrên thực địa.

3. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng vềmặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trựctiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sựđồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.

Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trịdi tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằngvăn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và ditích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch.

Việc xây dựng công trình quy định tại khoản nàykhông được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiênnhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

Điều 33.

1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quảnlý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiệndi tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biệnpháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Ủy bannhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao vàdu lịch<23> nơi gần nhất.

2. Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nướccó thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch<24>khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phảikịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấptrên trực tiếp.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<25> khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguycơ bị hủy hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyềnở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ;đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

4. <26> Các côngtrình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có tiêuchí như quy định tại Điều 28 của Luật này, đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưavào danh mục kiểm kê di tích của địa phương, được bảo vệ theo quy định của Luậtnày.

Ít nhất 5 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổchức rà soát và quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích của địa phươngcác công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiênkhông đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích.

Điều 34<27>.

1. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảođảm các yêu cầu sau đây:

a) Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;

b) Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốccấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản củacơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tíchquốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phêduyệt tại địa phương nơi có di tích.

2. Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặcchủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồidi tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứngchỉ hành nghề đối với cá nhân.

3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tụclập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hànhquy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điềukiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điềunày.

Điều 35 <28>. (được bãi bỏ)

Điều 36.

1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các côngtrình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này màxét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường -sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhànước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch <29>.

2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựngcông trình quy định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩmquyền về văn hóa, thể thao và du lịch<30> cótrách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu cụ thể về bảo vệ ditích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm cho việc bảo vệ vàphát huy giá trị di tích.

3.<31> Chủ đầu tư dựán cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệmphối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thểthao và du lịch giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.

Điều 37<32>.

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lậpquy hoạch khảo cổ ở địa phương; phê duyệt và công bố quy hoạch sau khi được sựđồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ởđịa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơquan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch tiến hành thăm dò,khai quật khảo cổ trước khi triển khai dự án và thực hiện việc giám sát quátrình cải tạo, xây dựng công trình đó.

3. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình màthấy có khả năng có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc phát hiện đượcdi tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi côngvà thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thaovà du lịch.

Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩmquyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảmtiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địađiểm đó để bảo vệ di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thểthao và du lịch phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Xem thêm: Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Brazil Đội Hình Triệu Tập Gần Đây 2022

4. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quậtkhảo cổ tại địa điểm cải tạo, xây dựng công trình thì kinh phí thăm dò, khai quậtkhảo cổ được quy định như sau:

a) Đối với công trình được cải tạo, xây dựng bằng vốncủa Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được tính trong tổng vốn đầu tư củacông trình đó;

b) Đối với công trình được cải tạo, xây dựng khôngphải bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được Nhà nước cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ trưởngBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thủ tục và cấp kinh phí thăm dò, khaiquật đối với các trường hợp quy định tại khoản này.

Điều 38<33>.

1. Việc thăm dò, khai quật khảo cổ chỉ được tiếnhành sau khi có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoạihoặc có nguy cơ bị hủy hoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phépkhai quật khẩn cấp và báo cáo ngay cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạncấp giấy phép khai quật khẩn cấp không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bảnđề nghị; trường hợp không cấp giấy phép, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 39.

1. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ muốn tiếnhành thăm dò, khai quật khảo cổ phải gửi hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảocổ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<34>.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<35> có trách nhiệm cấp giấy phép thăm dò, khai quậtkhảo cổ trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ xin phép thăm dò,khai quật khảo cổ; trường hợp không cấp giấy phép phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<36> ban hành quy chế về thăm dò, khai quật khảo cổ.

Điều 40.

1. Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phảicó các điều kiện sau đây:

a) Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằngcử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học;

b) Có ít nhất 5 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;

c) Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổđề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<37>.

Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phảiđược sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<38>.

2. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ của ViệtNam được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành thăm dò, khai quậtkhảo cổ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬTQUỐC GIA

Điều 41<39>.

1. Mọi di vật, cổ vật thu được trong quá trình thămdò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạmnhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếpnhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Căn cứ giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vậtquy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyếtđịnh giao di vật, cổ vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảovệ và phát huy giá trị.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổvật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiềntheo quy định của Chính phủ.

Điều 41a<40>.

1. Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:

a) Là hiện vật gốc độc bản;

b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;

c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến mộtsự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc,danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng,nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, mộtthời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thựctiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triểncủa lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

2. Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quannhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức, cá nhân sở hữubảo vật quốc gia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luậtnày. Khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vậtquốc gia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thaovà du lịch về chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sởhữu.

3. Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chếđộ đặc biệt.

4. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vậtquốc gia.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vậtquốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

6. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy địnhtrình tự, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia.

Điều 42<41>.

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng kýdi vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vănhóa, thể thao và du lịch.

2. Di vật, cổ vật phải được giám định tại cơ sởgiám định cổ vật trước khi đăng ký. Cơ sở giám định cổ vật chịu trách nhiệm trướcpháp luật về kết quả giám định của mình.

3. Tổ chức, cá nhân sở hữu di vật, cổ vật đã đăngký có các quyền sau đây:

a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa,thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật; được giữ bí mậtthông tin về di vật, cổ vật đã đăng ký, nếu có yêu cầu;

b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa,thể thao và du lịch hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện bảo vệ và phát huy giátrị di vật, cổ vật.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy địnhcụ thể thủ tục đăng ký di vật, cổ vật; điều kiện thành lập và hoạt động của cơsở giám định cổ vật.

Điều 43.

1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữunhà nước<42>, sở hữu của tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được muabán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán,trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định củapháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán,trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.

Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấyphép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch<43>.

2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đượcthực hiện theo giá thỏa thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên muadi vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 44.

Việc đưa di vật, cổ vật, bảovật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phảibảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật,bảo vật quốc gia;

2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phépđưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch<44> cho phép đưa di vật, cổ vậtra nước ngoài.

Điều 45.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphải báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<45>về những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vậnchuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch<46> quyết định việc giao di vật, cổ vật, bảovật quốc gia đó cho cơ quan có chức năng thích hợp.

Điều 46.

Việc làm bản sao di vật, cổvật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Có mục đích rõ ràng.

2. Có bản gốc để đối chiếu.

3. Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc.

4. Có sự đồng ý của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảovật quốc gia.

5. Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvề văn hóa, thể thao và du lịch<47>.

MỤC 3. BẢO TÀNG

Điều 47<48>.

1. Hệ thống bảo tàng bao gồm bảo tàng công lập và bảotàng ngoài công lập.

2. Bảo tàng công lập bao gồm:

a) Bảo tàng quốc gia;

b) Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

c) Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộcbộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;

d) Bảo tàng cấp tỉnh.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch banhành quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo tàng.

Điều 48<49>.

Bảo tàng có các nhiệm vụ sauđây:

1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưutập hiện vật.

2. Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hóa.

3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụxã hội.

4. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực củabảo tàng.

5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của phápluật.

7. Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách thamquan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định củapháp luật.

Điều 49.

Điều kiện để thành lập bảotàng bao gồm:

1. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề.

2. Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản.

3. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt độngbảo tàng.

Điều 50<50>.

1. Thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng đượcquy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bảotàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương theo đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầungành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

b) Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định thành lập bảo tàngchuyên ngành thuộc đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị trựcthuộc;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhthành lập bảo tàng cấp tỉnh theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa,thể thao và du lịch ở địa phương; cấp giấy phép hoạt động cho bảo tàng ngoàicông lập theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập bảo tàng.

2. Thủ tục thành lập, cấp giấy phép hoạt động bảotàng được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thành lập hoặc đềnghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng phải gửi hồ sơ đến người có thẩm quyềnquy định tại khoản 1 Điều này.

Hồ sơ gồm văn bản đề nghị thành lập hoặc văn bản đềnghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng và văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch xác nhận đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này đối với bảo tàngquốc gia, bảo tàng chuyên ngành; văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa,thể thao và du lịch cấp tỉnh xác nhận đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luậtnày đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồsơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động bảotàng có trách nhiệm xem xét, quyết định; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằngvăn bản.

Điều 51.

1. Việc xếp hạng bảo tàng căn cứ vào các tiêu chuẩnsau đây:

a) Số lượng và giá trị các sưu tập;

b) Chất lượng bảo quản và trưng bày sưu tập;

c) Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;

d) Mức độ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệpvụ.

2. Căn cứ vào mức độ đạt được các tiêu chuẩn quy địnhtại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định cụ thể về việc xếp hạng bảo tàng.

Điều 52.

Di sản văn hóa có trong nhàtruyền thống, nhà lưu niệm phải được bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định củaLuật này.

Điều 53.

Nhà nước khuyến khích chủ sởhữu tổ chức trưng bày, giới thiệu rộng rãi sưu tập, di vật, cổ vật, bảo vật quốcgia thuộc sở hữu của mình.

Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vềvăn hóa, thể thao và du lịch<51> có thể thỏa thuậnvới chủ sở hữu về việc sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ chocông tác nghiên cứu hoặc trưng bày tại các bảo tàng nhà nước.

Điều kiện, nội dung và thời hạn sử dụng di vật, cổvật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ sở hữu thỏa thuậnbằng văn bản.

Chương 5.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢNVĂN HÓA

MỤC 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA

Điều 54.

Nội dung quản lý nhà nước vềdi sản văn hóa bao gồm:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về di sản văn hóa.

3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sảnvăn hóa.

4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học;đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảovệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệvà phát huy giá trị di sản văn hóa.

7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa.

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.

Điều 55.

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sảnvăn hóa.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<52> chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềdi sản văn hóa.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủcó trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ.

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch<53> để thực hiện thống nhấtquản lý nhà nước về di sản văn hóa.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụvà quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địaphương theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 56.

Hội đồng di sản văn hóa quốcgia là hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về di sản văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động củaHội đồng di sản văn hóa quốc gia.

MỤC 2. NGUỒN LỰC CHO CÁC HOẠTĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

Điều 57.

Nhà nước khuyến khích và tạođiều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham giacác hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảovệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Điều 58.

Nguồn tài chính để bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước.

2. Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huygiá trị di sản văn hóa.

3. Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trongnước và nước ngoài.

Điều 59.

Nhà nước ưu tiên đầu tư ngânsách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảotàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóaphi vật thể có giá trị tiêu biểu.

Điều 60.

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữuhoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí thamquan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng theo quy định của pháp luật.

Điều 61.

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp,tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Việc đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo vệvà phát huy giá trị di sản văn hóa được xem xét ghi nhận bằng các hình thứcthích hợp.

Điều 62.

Nguồn tài chính dành cho việcbảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phải được quản lý, sử dụng đúng mụcđích và có hiệu quả.

MỤC 3. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DI SẢNVĂN HÓA

Điều 63.

Nhà nước có chính sách và biệnpháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trongviệc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủquyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của phápluật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăng cườngquan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Điều 64.

Nhà nước khuyến khích ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạtđộng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam theo quy định của phápluật.

Điều 65.

Nội dung hợp tác quốc tế vềdi sản văn hóa bao gồm:

1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợptác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế về bảovệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyểngiao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, xây dựng bảotàng, khai quật khảo cổ.

4. Trao đổi các cuộc triển lãm về di sản văn hóa.

5. Hợp tác trong việc bảo hộ di sản văn hóa của ViệtNam ở nước ngoài.

6. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinhnghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

MỤC 4. THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ DI SẢN VĂN HÓA

Điều 66.

Thanh tra nhà nước về vănhóa, thể thao và du lịch<54> thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sảnvăn hóa, có nhiệm vụ:

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản vănhóa.

2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch vềbảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đốivới các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.

4. Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại,tố cáo về di sản văn hóa.

5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành phápluật về di sản văn hóa.

Điều 67.

Đối tượng thanh tra có cácquyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết địnhthanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng phápluật về thanh tra.

2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luậnthanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xửlý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.

4. Thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh traviên, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xửlý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

Điều 68.

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đốivới quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về di sản văn hóa.

2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm phápluật về di sản văn hóa với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáovà khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 6.

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VIPHẠM

Điều 69.

Tổ chức, cá nhân có thànhtích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được khen thưởng theoquy định của pháp luật.

Điều 70.

Người nào phát hiện được disản văn hóa mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gâyhư hại, hủy hoại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật; di sản văn hóa đó bị Nhà nước thu hồi.

Điều 71.

Người nào vi phạm các quy địnhcủa pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửphạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.

Điều 72.

Người nào lợi dụng chức vụ,quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.