Hà thủ ô trắng ngâm rượu

      267

Người xưa có câu thơ: “Muốn cho xanh tóc đỏ da. Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô.” Hà thủ ô vốn là một loại thảo dược đã được y học cổ truyền phá hiện và sử dụng từ rất lâu đời. Hà thủ ô ngâm rượu là một trong những cách dùng phổ biến để tăng cường sinh lực, bổ khí dưỡng huyết và nhất là làm tóc đen, hồng da. Vậy thì hà thủ ô có tác dụng gì? Cách ngâm rượu hà thủ ô sao cho vừa ngon vừa bổ. Tôi xin chia sẻ trong bài viết dưới đây để bạn đọc cùng biết thêm về loại thảo dược này nhé!


Hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô là một thảo dược có tên khoa học là Fallipia Multiflora. Ở Việt Nam ta, loại thảo dược này có nhiều tên gọi khác nhau như hà thủ ô đỏ, giao đằng (dây leo quấn vào nhau), dạ hợp (đêm thân cây quấn vào nhau) hoặc thủ ô…

Thảo dược này vốn là một cây thảo dây leo, rễ cây phình to thành củ có vỏ màu nâu, bên trong ruột màu đỏ.

Bạn đang xem: Hà thủ ô trắng ngâm rượu

Trước kia ở Việt Nam cây thường mọc hoang trên các vùng núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên …nên người ta thường phải lên núi tìm hái thuốc.

Dần dà về sau khi Đông Y phát triển mạnh hơn ở nước ta, nhiều trang trại đã bắt đầu chủ động trồng Hà thủ ô để thu hoạch với số lượng lớn hơn, chất lượng củ cũng đủ chuẩn hơn.

*
Hà thủ ô đỏ có vị đắng – thuốc quý của người Việt Nam

Theo y học hiện đại

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong Hà thủ ô, người ta phát hiện ra hà thủ ô rất giàu enzym chống lão hóa, và các nguyên tố vi lượng giúp bổ máu huyết và bảo vệ tim mạch như anthraglycosid, crysophanol, manggan, kẽm, sắt, tanin, anthaquinon.

Nhờ đó, Tây y công nhận rằng Hà thủ ô có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ cứng mạch máu do dư thừa cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch, bảo vệ tế bào não và chống lão hóa não, azhemer.

Hơn nữa, còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại vi khuẩn, vi rút, kích thích ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn.

Một điểm đặc biệt ở hà thủ ô mà ít loại thảo mộc nào có, là hàm lượng dưỡng chất trong Hà thủ ô có thể thay đổi, cơ thể hấp thu nhiều hay ít tùy vào cách chế biến, sử dụng.

Theo y học cổ truyền

Đông y ghi nhận hà thủ ô là thảo mộc vị đắng, ngọt, ấm, quy vào 2 kinh can, thận.

Tác dụng của hà thủ ô là giúp bổ máu, giải độc và nhuận tràng. Hà thủ ô chủ trị chứng thiếu máu, mất ngủ, tóc bạc sớm, đau lưng mỏi gối, táo bón, ù tai, hoa mắt, nam giới sinh lý yếu, vô sinh.

Xem thêm: Tin Tức Chương Trình Thách Thức Danh Hài 6, Thách Thức Danh Hài 6

Dưới đây, tôi xin chia sẻ từng bước đơn giản cách ngâm rượu hà thủ ô tại nhà và các lưu ý cần biết khi dùng hà thủ ô.

Chọn Hà thủ ô ngâm rượu như thế nào cho chuẩn?

Vì Hà thủ ô tươi còn chứa nhiều độc tố và thành phần không có lợi cho cơ thể. Nên Hà thủ ô ngâm rượu hoặc làm thuốc chỉ dùng loại đã qua chế biến với nước đậu đen rồi phơi khô. Để có chọn được vị thuốc tốt, bạn cần lưu ý:

Hà thủ ô khô nên mua ở các hiệu thuốc Đông y uy tín, lựa loại khô thật khô, không ẩm, không mốc để tránh hại gan hại thận. Vì cách sơ chế từ Hà thủ ô tươi thành khô rất kì công, không cẩn thận hoặc cẩu thả bỏ bớt công đoạn có thể trong hà thủ ô vẫn còn tàn dư độc tố nên tránh mua ở cửa hàng kém uy tín, thương hiệu không rõ ràng.Hà thủ ô tươi thì phải mua đúng hà thủ ô đỏ, tránh mua nhầm hà thủ ô trắng, dinh dưỡng kém hơn.Hà thủ ô đỏ có hình dáng giống củ khoai lang, vỏ lồi lõm, củ cứng, chắc khó bẻ gãy.Bạn nên chọn củ to bằng cổ tay người lớn, trồng đủ 2-3 năm tuổi mới có hàm lượng dưỡng chất cao.Củ hà thủ ô đỏ cắt ra ruột màu hồng, có lõi gỗ cứng.
*
Hà thủ ô ngâm rượu nên dùng loại đỏ sẽ tốt hơn loại trắng – Củ Hà thủ ô đỏ và trắng sau khi cắt ra.

Cách chế biến Hà thủ ô hết sức quan trọng để tránh ngộ độc

Đối với hà thủ tươi chưa qua chế biến, bạn cần thực hiện các bước bào chế sau đây:

Hà thủ ô đỏ mua về rửa thật sạch, dùng bàn chải mềm chà lớp vỏ để đánh bay đất cát bám chặt trên vỏ. Ngâm sơ với nước muối 10 phút để diệt vi khuẩn trong đất rồi rửa lại với nước sạch.Gọt vỏ, bỏ lõi gỗ cứng bên trong. Sau đó thái lát mỏng dày khoảng 0,5cmVì hà thủ ô có độc tính, nhiều tanin nên vị chát, bạn bắt buộc phải ngâm hà thủ ô thái lát trong nước vo gạo từ 2-3 ngày. Mỗi ngày thay nước 2 lần vào sáng và tối.Sau khi ngâm xong, rửa sạch, rồi mang đi nấu với nước đậu đen để tiếp tục khử độc và tăng hiệu quả chữa bệnh.Bạn xếp 1 lớp đậu đen dưới đáy nồi, rồi cho 1 lớp Hà thủ ô lên, cứ như vậy xếp đầy nồi.1 kg Hà thủ ô tươi cần 100g đậu đen, đun với 2 lít nước cho đến khi cạn.Bạn lấy Hà thủ ô ra phơi khô, rồi lại tiếp tục đun với nước đậu đen cho đủ 9 lần.Lần cuối phơi hoặc sấy khô sẽ được Hà thủ ô thành phẩm dùng ngâm rượu.
*
Hà thủ ô xếp vào nồi cùng đậu đen và ninh cho đến khi cạn nước 9 lần, đem phơi sấy khô sẽ được thành phẩm có mùi thơm hấp dẫn

Cách ngâm rượu Hà thủ ô đỏ vừa ngon đúng điệu, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe người uống

Có một cách chữa tóc bạc sớm bằng hà thủ ô rất hiệu nghiệm và đơn giản đó là kết hợp cùng với đậu đen ngâm rượu. Rượu này còn dùng trị rụng tóc và da xanh thường gặp ở người thiếu máu, suy nhược cơ thể, thận yếu…

Nguyên liệu cần có:

1 kg hà thủ ô đỏ khô0.5 kg đỗ đen. Phải chọn loại có hạt nhỏ như mắt bồ câu, lòng có màu xanh nên gọi là đỗ đen xanh lòng. Đỗ đen có tác dụng bổ thận dưỡng huyết, khi kết hợp sẽ giúp rượu này hiệu nghiệm hơn.100g đường phèn, bạn cũng có thể gia giảm tùy theo khẩu vị.6 lít rượu nếp 40 độBình thủy tinh hoặc bình sứ không tráng men, tuyệt đối không dùng bình nhựa

Thực hiện cách ngâm rượu hà thủ ô tại nhà

Hà thủ ô đỏ sau khi sơ chế đúng, thái lát và sấy khô thì cho vào bình, xếp lớp gọn gàng đẹp mắt.Đỗ đen xanh lòng rang với lửa liu riu cho thơm. Cho đỗ đen vào bình.Thêm đường phèn vào để cân bằng vị của hà thủ ô đỏ ngâm rượu.Đổ 6 lít rượu nếp vào ngập hà thủ ô và đỗ đen, đậy kín nắp bình. Sau 100 ngày là có thể dùng được. Sau 6 tháng thì vị hà thủ ô ngâm rượu thanh hơn, ngọt mát vị thảo mộc dễ uống.
*
Cách ngâm rượu hà thủ ô rất dễ làm. Bạn cần thêm đậu đen và một chút đường phèn cho đỡ đắng

Một số lưu ý bạn nên biết khi uống hà thủ ô ngâm rượu để tránh từ thuốc bổ thành độc tố!

Không dùng Hà thủ ô chưa qua bào chếNgười bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng hà thủ ô.Người bị ung thư, có tiền sử ung thư, nhất là ung thư vú nên tránh dùng hoặc khi cần dùng phải hỏi kỹ ý kiến bác sĩ có chuyên môn.Mỗi ngày dùng 20-30 ml sau bữa ăn, không dùng quá liều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Đối với người bận rộn hoặc e ngại việc sơ chế hà thủ ô chưa có kinh nghiệm uống sẽ không an tâm thì vẫn có một lựa chọn khác để bạn bồi bổ sức khỏe của mình. Các bệnh nhân khi đến khám ở phòng khám Y Tâm Đường vẫn thường chọn mua Đại Bổ thang về ngâm rượu. Trong thang thuốc này cũng có thành phần Hà thủ ô cùng với Nhân sâm, Hải mã, Kỷ tử… Dược liệu đã được bào chế sạch, người dùng chỉ cần ngâm với rượu trực tiếp theo hướng dẫn rõ ràng có trong thang thuốc.

Tôi hy vọng bài viết trên đây của mình sẽ giải đáp giúp bạn đọc phần nào thắc mắc về công dụng của hà thủ ô, cũng như cách ngâm rượu hà thủ ô sao cho an toàn, đúng chuẩn.

Chúc bạn đọc luôn vui vẻ, khỏe mạnh và hãy bảo vệ sức khỏe của mình từng chút một từ ngày hôm nay bạn nhé!