Cây mần tưới trị bọ chét

      558

Dạo gần đây, rất nhiều người đồn đại rằng cây mần tưới trị bọ chét và được nhiều người ở vùng nông thôn sử dụng. Nhưng liệu cây mần tưới có thật sự hiệu quả hay không? Cách sử dụng cây mần tưới như thế nào là tốt nhất? Tất cả câu hỏi của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết “Cách sử dụng cây mần tưới trị bọ chét hiệu quả tại nhà” dưới đây.

Bạn đang xem: Cây mần tưới trị bọ chét


Thông tin về cây mần tưới

Cây mần tưới (tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz) còn được gọi là hương thảo, trạch lan, lan thảo hay Ayapana du Tonkin. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc Asteraceae được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1851.

Đặc điểm hình dáng

Cây thảo sống có thể sống rất nhiều năm, đạt chiều cao trung bình từ 30 – 100cm. Thân có lông tơ, các cành non màu tím và có rãnh dọc. Lá cây mần tưới mọc đối, hình dải rộng, nhọn dài ở đầu và thon hẹp ngắn ở gốc. Kích thước của ká dài từ 5 – 12cm và rộng từ 2.5 – 4.5cm. Ở mép lá có răng đều, nhẵn và có nhiều tuyến trên cả hai mặt, gân lá có hình lông chim.

Cụm hoa mần tưới là ngù kép ở ngọn nhiều đầu hoa, trong mỗi đầu đều có nhiều hoa màu tím nhạt. Các cuống hoa mần tưới bao phủ lông ngắn rất nhiều, các lá bắc có hình tròn tù. Quả bế, màu đen đen và có 5 cạnh.

Cây mần tưới mọc ở khu vực nào?

Cây mần tưới mọc hoang và được người dân nhân giống ở nhiều nơi trên nước ta, trong đó phân bố chủ yếu ở Lào Cai (Bắc Hà), Cao Bằng (Quảng Yên), Phú Thọ, Lạng Sơn… để làm thuốc và rau ăn. Người dân thường thu hái toàn cây vào mùa hè trước khi cây ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng từ từ.

*
Cây mần tưới trị bọ chét

Cây mần tưới có công dụng gì?

Theo Đông y, cây mần tưới có vị cay tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi thuỷ, phá ứ huyết, sát trùng, tiêu thũng. Thường dùng trị kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, phù thũng, chấn thương mụn nhọt, choáng váng hoa mắt, lở ngứa ngoài da.

Xem thêm: Giá Hồng Giòn Đà Lạt Vào Mùa Tháng Mấy, Có Mấy Loại, Mua Ở Đâu? Địa Chỉ

Lá mần tưới non thường được ăn sống hoặc ăn gỏi như các loại rau thơm. Lá mần tưới có thể dùng nấu canh, giải cảm, giải nhiệt. Kích thích ăn ngon miệng và làm rau thơm.

Ngoài ra người ta còn dùng lá cây mần tưới trị bọ chét, bọ gà, rệp, mọt, mạt gà, chấy, rận,… Phụ nữ nông thôn cũng thường dùng lá mần tưới nấu nước gội đầu cho sạch tóc.

Cách sử dụng cây mần tưới trị bọ chét

Bạn có thể sử dụng lá cây mần tưới tươi cho vào ổ thú cưng sau khi đã làm vệ sinh sẽ trừ được bọ chét có trong ổ, cứ vài ngày lại làm vệ sinh và thay lá một lần. Bạn còn có thể dùng lá mần tưới giã nhỏ cho vào túi vải đặt cạnh ổ của thú cưng cũng có tác dụng xua đuổi bọ chét duy trì được 2 – 3h.

Trong giường có rệp và bọ chét sau khi vệ sinh, rải vài lá cây này dưới đệm cứ vài ngày thay lá một lần sẽ diệt hết rệp và bọ chét. Đặt cành lá mần tưới vào hũ đựng đậu xanh, đậu đen, cau khô để tăng hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cây mần tưới, cũng như cách sử dụng cây mần tưới trị bọ chét tại nhà. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn xua đuổi được lũ bọ chét khỏi người thú cưng hiệu quả.