2 tấn cá chết trong hồ nước công viên hoàng văn thụ

      593
Bằng nhiều cách thức khác nhau, nạn câu cá trộm tại công viên Thống Nhất vẫn đang tiếp diễn hàng ngày. Ảnh: Huy Hoàng.
Bằng nhiều cách thức khác nhau, nạn câu cá trộm tại công viên Thống Nhất vẫn đang tiếp diễn hàng ngày. Ảnh: Huy Hoàng.

Bất chấp những quy định cấm câu cá trái phép, nhiều “cần thủ” vẫn ngang nhiên hoạt động tại khu vực Hồ Bảy Mẫu, bên trong công viên Thống Nhất (Đống Đa, Hà Nội).

Bạn đang xem: 2 tấn cá chết trong hồ nước công viên hoàng văn thụ


Bất chấp những quy định cấm câu cá trái phép, nhiều “cần thủ” vẫn ngang nhiên hoạt động tại khu vực Hồ Bảy Mẫu, bên trong công viên Thống Nhất (Đống Đa, Hà Nội).

Mặc dù đã bị lực lượng bảo vệ thường xuyên tuần tra, nhắc nhở nhưng tình trạng câu trộm vẫn xảy ra thường xuyên, các "cần thủ" chẳng chút e ngại.

Khoảng thời gian từ 13h đến 17h hàng ngày là thời điểm hoạt động câu cá trộm diễn ra nhiều nhất. Những người câu cá không tụ tập một chỗ mà tản ra xung quanh hồ. Thấy bóng các bảo vệ tới, họ sẽ lập tức tạm lánh vào các quán nước xung quanh hoặc di chuyển ra địa điểm khác.

Dù đã có biển cấm, hiện tượng câu cá trộm vẫn diễn ra. Ảnh: Huy Hoàng.

Cá biệt còn có tình trạng người câu phản ứng gay gắt với lực lượng bảo vệ, gây mất an ninh trật tự trong khu vực.

Theo chia sẻ của một thành viên trong tổ bảo vệ, thời gian gần đây việc kiểm soát và xử lý vi phạm đã phải thực hiện gắt gao hơn để tránh việc trục lợi từ hành vi này.

“Quãng thời gian cao điểm, có ngày chúng tôi phải nhắc nhở, xử lý từ 30 đến 40 trường hợp. Hiện tại tình hình về cơ bản đã bớt hơn trước, nhưng vẫn còn và rất khó xử lý triệt để” – nhân viên bảo vệ này cho biết.

Xem thêm: Review Sữa Tắm On The Body Hương Nước Hoa Làm Sạch Sâu Lỗ Chân

Bảo vệ trong khu vực thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nhưng vi phạm vẫn không thuyên giảm. Ảnh: Huy Hoàng.

Tiếp cận với một nhóm người thả câu trong công viên, họ cho hay việc câu cá ở đây đã xuất hiện từ nhiều năm nay, thời gian đầu bị xử phạt, tịch thu cần câu là chuyện bình thường. Nhưng dần dần, bên cạnh việc tạo mối quan hệ thân thiết với một số bảo vệ để “luồn” vào câu trộm trong công viên, các cần thủ cũng có quy tắc ngầm là không trực tiếp mua bán cá câu được, thay vào bằng các hình thức cho, tặng, biếu… để tránh bị quy kết trục lợi bất chính.

Theo anh H. – một cần thủ lâu năm tại khu vực này - đầu tháng 4 là khoảng thời gian cá trong hồ sinh trưởng mạnh, thuận lợi cho việc thả câu. Nhóm 2-3 người câu từ trưa đến xế chiều đã có thể thu về từ 15 - 20kg cá.

“Tuy nhiên, nếu bị phát hiện có ý định kinh doanh sẽ rất rắc rối nên anh em thống nhất là câu để giải trí, được bao nhiêu sẽ đem về chia nhau” – anh H. tiết lộ.

“Thành quả” sau một buổi câu trái phép của các cần thủ. Ảnh: Minh Thiện.

Dù không nhắm đến kinh doanh kiếm lời, nhưng việc câu cá với mục đích nào thì cũng vi phạm quy định của công viên, mặt khác cũng gây ảnh hưởng tới những người dân sinh hoạt xung quanh.

Đó là chưa kể, hành động này cũng tác động xấu tới cảnh quan, môi trường và hệ sinh thái hồ tại công viên Thống Nhất.

Quy định và biển báo cấm vẫn tồn tại, nhưng ý thức chấp hành của người dân và việc quản lý của đơn vị bảo vệ còn nhiều hạn chế khiến cho tình trạng này diễn ra ngang nhiên trong thời gian dài mà chưa được giải quyết triệt để.