Cách mở đầu câu chuyện

      259

Bí quyết mở đầu và duy trì cuộc trò chuyện với bất kỳ ai

Với nhiều người, việc mở đầu một cuộc đối thoại là công việc không hề dễ dàng. Những người vốn nhút nhát hay hướng nội sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, việc giãn cách trong thời gian tương đối dài khiến các kỹ năng xã hội của chúng ta trở nên kém đi.

Bạn đang xem: Cách mở đầu câu chuyện

Đừng lo lắng, cách tạo và duy trì cuộc trò chuyện là một kỹ năng mà ai cũng có thể học được. Dưới đây là một số mẹo cơ bản có thể áp dụng cho mọi tình huống, kể cả các cuộc hẹn hoặc sự kiện kinh doanh. Bạn có thể dùng khi trò chuyện trực tiếp hoặc trực tuyến qua Zoom, Skype…

*
*

Những nguyên tắc cơ bản này cũng khá hiệu quả khi bạn nhắn tin.

Đừng phức tạp, hãy đơn giản thôi

Điều đầu tiên bạn cần tự hỏi mình là “Tôi có đang phức tạp hóa mọi thứ không?”. Hãy nhớ rằng, mục đích của các cuộc trò chuyện không phải để khoe khoang mà là để lắng nghe và chia sẻ. Nếu bạn cứ tập trung nói những điều có vẻ đao to búa lớn để gây ấn tượng thì sẽ xảy ra 2 trường hợp:

– Bạn cứ một mình huyên thuyên, không để đối phương nói và khiến họ cảm thấy phiền phức.

– Bạn không thể nghĩ ra chủ đề để nói nữa và cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt.

Thay vào đó, hãy bám sát những điều cơ bản: đặt các câu hỏi đơn giản, kể những câu chuyện trung thực và là chính mình.

Bắt đầu bằng một câu hỏi

Luôn bắt đầu bằng một câu hỏi là mẹo cực kỳ hữu ích. Đặt câu hỏi là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất để khơi gợi những chủ đề mà đối phương hứng thú. Để cuộc trò chuyện được liên tục, hãy nhớ đặt những câu hỏi mở. Các câu hỏi Có/Không có thể khiến cuộc đối thoại nhanh đi đến hồi kết và làm người khác cảm thấy bối rối khi trả lời.

Ví dụ: Thay vì hỏi “Bạn có thích công việc của mình không?” hãy hỏi “Điều thú vị nhất về công việc của bạn là gì?”. Khi đó, thay vì nhận được câu trả lời có/không ngắn gọn, bạn sẽ có cơ hội bàn luận về những chủ đề liên quan.

Những câu hỏi như vì sao lại đưa ra quyết định đó hoặc yêu cầu chia sẻ về điều một người yêu thích sẽ mang lại hiệu quả khá tốt. Thông qua việc đặt câu hỏi, bạn còn thể hiện cho đối phương thấy mình thật sự quan tâm và muốn được tìm hiểu nhiều hơn về họ. “Để trở nên thú vị, bạn phải biết quan tâm” – Dale Carnegie.

Đừng cố đoán trước câu trả lời, hãy lắng nghe

Hãy lắng nghe chủ động thay vì cố đoán trước câu trả lời hoặc nghĩ về cách hồi đáp bạn cho là hay ho. Khi đối phương đang nói chuyện, hãy chú ý đến biểu cảm của họ. Biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và từ ngữ được đối phương sử dụng sẽ gợi ý cho bạn cách để tiếp tục cuộc đối thoại. Bạn sẽ có thông tin để quyết định khi nào nên thay đổi chủ đề và khi nào cần đào sâu hơn.

Ví dụ, nếu ai đó không thích công việc của mình, bạn nên chuyển cuộc trò chuyện sang sở thích cá nhân. Nếu ai đó nói rằng đã ly hôn, hãy tránh đề cập những vấn đề tế nhị như chồng con hay tình cảm.

Chú ý đến các tín hiệu của riêng bạn

Khi đang tập trung, bạn cũng gửi cho người khác những tín hiệu cảm xúc của riêng mình. Một vài điều bạn nên lưu ý bao gồm:

– Đừng đối mặt với người bạn vừa gặp vì điều đó có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái. Bàn chân của bạn phải song song với chân của họ.

Xem thêm: Lịch Trực Tiếp Vòng Loại World Cup 2022 Khu Vực Châu Âu Âu, Trực Tiếp World Cup 2022

– Đừng ngồi hay dựa quá sát vào đối phương. Nếu ngôn ngữ cơ thể của họ cho biết có điều gì đó không ổn (khoanh tay, liên tục nhìn sang chỗ khác…), bạn cần phải tạo thêm khoảng cách giữa hai người.

– Nếu không muốn đối phương nghĩ mình thô lỗ thì đừng nhìn vào điện thoại khi bạn đang nói chuyện.

Bạn cũng nên thể hiện sự quan tâm qua việc duy trì giao tiếp bằng mắt.

Để không rơi vào tình trạng nhìn chằm chằm gây khó chịu cho người đối diện, bạn nên duy trì giao tiếp bằng mắt trong 50% thời gian nói và 70% thời gian nghe. Dù vậy, đây cũng chỉ là những con số gợi ý, tùy vào không khí của cuộc đối thoại mà bạn nên giao tiếp bằng mắt cho phù hợp.

Tránh đặt quá nhiều câu hỏi

Đây là một sai lầm mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là trong những trường hợp bán chuyên nghiệp như hội nghị. Như đã đề cập, việc đặt câu hỏi là rất tốt vì nó cho thấy bạn thật sự quan tâm. Nhưng không ai thích cảm giác bị tra hỏi nhiều như trong một buổi phỏng vấn xin việc hay tệ hơn là điều tra.

Do đó, cách tốt nhất là tránh đưa ra liên tiếp nhiều câu hỏi. Bạn có thể dùng một vài câu hỏi để gợi mở nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nên đi đến tận cùng vấn đề. Hãy thử sử dụng một số câu cảm thán thay cho câu hỏi. Ví dụ, thay vì nói “Chúng ta có thể bàn luận sâu hơn không?” hãy nói “Ồ, tôi nghĩ đó là chủ đề thú vị. Sẽ thật tốt nếu được tìm hiểu thêm về nó”.

Trung thực, cởi mở và tử tế

Nếu mục tiêu của bạn là giúp cho cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên và thoải mái thì đây là cách tốt nhất để làm điều đó. Sau khi đặt câu hỏi, bạn cũng nên chia sẻ về những trải nghiệm cá nhân. Đương nhiên là bạn không cần phải nói những bí mật của mình, nhưng việc chia sẻ một vài điều về cuộc sống hoặc thế giới quan của bạn sẽ tạo ra mối liên kết với đối phương.

Bạn có thể sử dụng những câu như “Tôi cũng gặp phải vấn đề tương tự, và nó thật tệ…” hay “Tôi đã luôn tưởng tượng về điều này…”.

Với những chủ đề khiến bạn thấy không thoải mái, hãy từ chối một cách lịch sự. Chẳng hạn “Tôi không thấy thoải mái lắm khi nói về vấn đề đó. Chúng ta hãy nói về việc khác nhé?”.

Tóm lại, công thức cho một cuộc hội thoại hoàn hảo là: Đặt câu hỏi mở + Lắng nghe chủ động + Đưa ra các quan điểm cá nhân một cách chân thật.

Khi áp dụng công thức này, các cuộc trò chuyện sẽ phát triển một cách tự nhiên và bạn dễ dàng làm quen với mọi người hơn. Tất nhiên là bạn không thể hòa hợp với tất cả mọi người. Nhưng kể cả vậy thì bạn vẫn học được điều gì đó để làm tốt hơn trong những lần sau.