Các loại bàn phím cơ

      710

Với sự phát triển không ngừng của thiết bị giải trí, bàn phím cơ đã không còn xa lạ với anh em game thủ. Một dàn PC hoàn hảo sẽ đi một chiếc bàn phím cơ tốt. Vậy bàn phím cơ như thế nào là tốt? Bài viết này của Zedli Gaming sẽ tổng hợp kiến thức cho anh em về bàn phím cơ, phân biệt với bàn phím thường và đánh giá ưu nhược điểm của các hãng bàn phím cơ đang hiện diện ở thị trường Việt Nam.

Bạn đang xem: Các loại bàn phím cơ


Bàn phím chơi cơ là gì? Bàn phím cơ và bàn phím thường có gì khác nhau?

Bàn phím cơ thực chất là phiên bản cải tiến của mẫu bàn phím thông thường về mặt phím bấm. Cải tiến ở đây gồm 2 thứ: vỏ phím (hay gọi là keycap) và nút (switch). Các switch của bàn phím cơ là dạng khối thiết kế từ nhựa cứng và lò xo trong khi bàn phím thông thường (như bàn phím thường thấy ở các văn phòng) sử dụng switch bằng cao su.


*

Bàn phím cơ và bàn phím thường khác nhau ở điểm nào?


Chính sự khác biệt về chất liệu này khiến bàn phím cơ tạo ra tiếng lách cách (do các phần cứng chạm vào nhau khi ấn nút xuống), khiến cảm giác bấm rõ rệt hơn cũng như vui tai hơn cho người sử dụng.

Ưu điểm của bàn phím cơ so với bàn phím thường thấy rõ nhất ở trải nghiệm khi gõ bàn phím. Theo như các hãng tính toán, các bàn phím cơ mang lại tốc độ gõ cũng như độ chính xác cao hơn bàn phím thường (membrane) rất nhiều.

Đơn giản bởi bàn phím cơ yêu cầu lực bấm nhẹ hơn rất nhiều nhưng nhận tín hiệu lại chính xác cũng như phản hồi lại cảm giác ngón tay cho người dùng rõ rệt hơn.

Ngoài ra phần mặt phím cũng như chất liệu của keycap ở bàn phím cơ cũng tốt hơn rất nhiều do được gia công cẩn thận. Điểm khác biệt tiếp theo chính là độ bền của phím khi mà tuổi thọ các phím cơ lên tới hàng chục triệu lần.


Có nên mua bàn phím cơ?


Dĩ nhiên với các ưu điểm kia thì anh em xin đừng thắc mắc “tại sao bàn phím cơ lại đắt”. Quả thật chi phí giữa một chiếc bàn phím thường và bàn phím cơ chênh nhau rất lớn. Nhưng đổi lại tuổi thọ và trải nghiệm của bàn phím cơ tốt hơn rất nhiều. Tóm lại là anh em có nhiều ngân sách, muốn tìm một chiếc bàn phím sử dụng lâu dài cho các tác vụ văn phòng và giải trí thì nên sắm một chiếc bàn phím cơ. Còn trong trường hợp mà không muốn tiêu tốn quá nhiều tiền nhưng vẫn muốn trải nghiệm cảm giác bấm phím cơ học thì có thể cân nhắc các mẫu bàn phím cơ giá rẻ hoặc bàn phím giả cơ.


Phân Loại Bàn Phím Cơ

Theo kết nối

Đây là kiểu phân biệt chung chung, áp dụng cho mọi chiếc bàn phím. Thông thường sẽ có bàn phím cơ không dâybàn phím cơ có dây. Lưu ý là bàn phím cơ không dây có thể kết nối bằng usb (giống chuột không dây) hoặc bluetooth và có mức giá đắt hơn rất nhiều so với bàn phím cơ có dây. Tuy nhiên trên thị trường xu hướng không dây hóa mọi thiết bị chơi game đang dần lan tỏa thì chắc chắn trong tương lai giá thành của dòng bàn phím cơ không dây sẽ giảm.


Theo kích cỡ bàn phím cơ

Đây là cách phân loại phổ biến hơn. Chính những yếu tố như tựa game, đặc điểm chơi game, đặc điểm set up máy tính của người chơi đã đi kèm với các loại kích cỡ,layout (có thể hiểu là cách bố trí các phím bấm) khác nhau, cụ thể như sau:

Bàn phím cơ fullsize (100%): Đây được coi là kích cỡ tiêu chuẩn của mọi loại bàn phím trên thế giới hiện tại. Đặc điểm dễ nhận thấy cửa bàn phím cơ Fullsize có phần phím số và mũi tên ở phía bên phải kèm với đó là dãy phím F1,F2,.. trên cùng. Điều này khiến số lượng phím lên tới 104 (Theo tiêu chuẩn Mỹ ANSI), 105 (theo tiêu chuẩn ISO Châu u), và 108 (tiêu chuẩn Nhật JIS).

Loại kích cỡ này thường được lựa chọn bởi những người làm các tác vụ nhập liệu văn phòng. Còn đối với anh em game thủ thì rất cần phím F1, F2 (đối với các tựa game MOBA), hoặc phím arrow (Setting di chuyển của một số người chơi FPS). Nhược điểm của dòng bàn phím này là thường khá nặng và cồng kềnh, chỉ phù hợp đặt cố định một chỗ thay vì mang theo và sử dụng.


*

Hình ảnh ví dụ của bàn phím cơ Fullsize.


Bàn phím Compact 1800: Khái niệm bàn phím compact ám chỉ các mẫu bàn phím fullsize nhưng đã được sắp xếp các phím một cách đặc biệt để kích cỡ nhỏ gọn hơn. Ví dụ phần numpad và các phím mũi tên đã được sắp xếp sát vào nhau. Đặc biệt hơn, có một số hãng thậm chí còn sắp xếp layout của bàn phím fullsize loại bỏ khoảng trống của phần phím số, phím chức năng và các phím chữ (hay còn gọi là bàn phím 96%).Bàn phím cơ Tenkeyless (TKL): Loại bàn phím này được thiết kế hướng tới đối tượng game thủ ở đa dạng thể loại game, tăng tính cơ động, gọn nhẹ. Phần phím số numpad và mũi tên cũng như các phím function như home, pgup, pgdown đã bị lược bỏ. Số lượng phím sẽ giảm xuống còn 87 phím. Mẫu bàn phím này được rất nhiều anh em game thủ ưa thích nhờ kiểu dáng gọn nhẹ, thiết kế đa dạng bắt mắt,..Bàn phím 75%: Mẫu bàn phím này về cơ bản tương tự như bàn phím TKL nhưng lược bỏ cả những phím chức năng quan trọng như insert, del, prtsc,... để tối ưu kích cỡ. Tuy nhiên mẫu bàn phím này không phổ biến lắm do nhu cầu sử dụng các phím chức năng kia của người chơi game vẫn khá lớn.

Bàn phím cơ TKL rất được các game thủ ưa thích.


Bàn phím mini (60% và 40%): Đây là hai mẫu bàn phím cực kì kén người dùng vì nó chỉ giữ lại các phím chữ và số cơ bản, thậm chí mẫu bàn phím kích cỡ 40% còn lược bỏ cả phím số. Độ khả dụng của 2 kiểu bàn phím kích cỡ này mình đánh giá là không cao, phù hợp với những ai thích sưu tầm hơn.

Xem thêm: " Áo Hở Vai Tay Ngắn - Áo Kiểu Khoét Hở Vai Tay Ngắn


Bàn phím cơ một tay: 2 năm lại gần đây với sự phổ biến của game mobile, các hãng cũng nhanh chóng tung ra các mẫu bàn phím tối ưu riêng cho việc chơi game trên điện thoại. Bàn phím cơ một tay chỉ sở hữu khoảng 40 phím, gồm các phím góc trái của bàn phím thông thường như: Q, W, E, R, F1, F2,... Đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần kết nối với điện thoại là đã có thể giúp người chơi thể hiện tốt hơn trong các trận đấu.

Các Loại Switch Bàn Phím Cơ

Switch có thể coi là linh hồn của một chiếc bàn phím cơ khi nó mang lại cảm giác bấm mà chỉ có ở sản phẩm này. Có ba kiểu hoạt động chính của một chiếc switch bàn phím cơ học đó là Tactile, Clicky và Linear.

Bàn phím Tactile:Khi bấm sẽ có một điểm kích hoạt ở giữa quãng đường bấm giúp lực nảy mạnh hơn, có kết quả bấm sướng như ta thường thấy.Bàn Phím Linear: Phím linear sẽ không có điểm kích hoạt như ở Tactile, thao tác bấm sẽ rất mượt, cảm giác nảy sẽ rất nhẹ nhàng, bù lại ít hoặc không gây ra tiếng ồn.Bàn phím Clicky: Là phiên bản khác của Tactile, tuy nhiên khi bấm đến điểm kích hoạt sẽ phát ra tiếng lách cách rõ ràng, tạo nên âm thanh mà chúng ta thường nghe thấy ở bàn phím cơ.

Phân biệt 3 loại switch cơ bản của bàn phím cơ.


Ứng với mỗi cơ chế hoạt động sẽ có một vài loại switch riêng, được phân biệt bằng các màu. Mỗi một loại switch sẽ có lực ấn, quãng đường di chuyển, khoảng cách tiếp nhận tín hiệu riêng, tùy theo đặc điểm sử dụng mà người mua chọn loại switch phù hợp với mình. Các loại switch phổ biến bao gồm: Red, blue, brown, green, black. Các hãng đều sản xuất switch theo nguyên tắc màu này, trừ một số bên như Razer có phiên bản màu khác như yellow và orange.

Các hãng sản xuất switch nổi tiếng có thể kể tới: Cherry, Gateron, KaiLH,OMRON.. Ngoài ra các hãng gaming gear như Razer, Logitech, HyperX,... cũng đầu tư để sản xuất các loại switch của riêng hãng.

Ngoài ra trong một vài năm gần đây các hãng đã bắt đầu cải tiến cơ chế hoạt động này, ứng dụng quang học vào các switch cơ học giúp tăng độ bền và độ chính xác phản hồi của phím. Bàn phím cơ quang học về cơ bản vẫn sử dụng các switch cơ học như trên nhưng nguyên lý nhận tín hiệu sử dụng là tín hiệu ánh sáng thay vì tín hiệu cơ học đóng mở điện trở thông thường.


Keycap Bàn Phím Cơ Là Gì?

Keycap chính là phần bao bọc switch bên ngoài, là phần phím bấm chúng ta thấy ở một chiếc bàn phím. Khi nói về keycap người ta thường nói về profile keycap (độ cao của phím bấm), chất liệu keycap (thường là nhựa ABS, PBT, PVC, POM,..), kiểu in chữ keycap (double shot sơn 2 lớp, dye sublimation in nhiệt, engraving in điêu khắc, laser engraving in laser).


Mỗi hãng sản xuất phím sẽ có một profile của riêng họ để người chơi có thể mua riêng và thay thế, tùy xem loại profile nào hợp với tay họ nhất. Các profile phổ biến trên thế giới gồm: OEM, Cherry, SP DSA, SPSA.


Một số câu hỏi về bàn phím cơ thường gặp

#1. Ở đâu bán bàn phím cơ tốt nhất?

Hiện tại ở Việt Nam một số thương hiệu đã có store cả online và offline chính hãng như Hyperx, Logitech,.. Bạn có thể mua trực tiếp qua các store này trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,... và nhận được dịch vụ bảo hành cực kì tốt. Tuy nhiên nhược điểm của mua hàng hãng là giá sẽ cao hơn một chút so với hàng của đại lý. Về đại lý uy tín thì có phong vũ, TNC store, Gear VN,...


*

Hiện tại, bạn có thể dễ dàng mua bàn phím cơ thông qua các sàn TMĐT phổ biến như Shopee, Tiki, Lazada, ...


#2. Bạn có thể tìm mua bàn phím cơ tốt sản xuất bởi hãng nào trên thị trường?

Số 1 về độ bền và chất lượng thì mình vẫn nghĩ là Logitech. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sản phẩm của Corsair, Fuhlen, hay Dareu.

#3. Có nên mua bàn phím cơ second-hand?

Nó tùy vào chiếc bàn phím bạn mua thuộc phân khúc giá nào. Lời khuyên cá nhân của huroji.com là không nên mua trừ khi bạn quá đam mê một thương hiệu nào đó. Lý do đơn giản vì bàn phím 2nd của các mẫu rẻ thì chất lượng thường kém, hư hỏng một số phím, còn tiền mua 2nd các mẫu bàn phím cơ đắt thì đủ để bạn sắm bàn phím mới tầm trung chất lượng hơn hẳn.

#4. Nên làm gì khi bàn phím cơ bị liệt?

Việc bàn phím cơ bị liệt là không hiếm với những anh em “phá” em nó mạnh quá. Nút liệt thường sẽ rơi vào các phim hoặc dải phím thường dùng. Nếu chỉ là 1 vài phím riêng biệt thì lỗi ở switch, bạn có thể tự thay hoặc mang ra hàng nhờ sửa, thay hộ. Còn nếu liệt hỏng 1 dải phím bấm thì lỗi nằm ở bảng mạch bàn phím, cái này thì chắc chắn cần sự can thiệp của thợ.


Lời Kết

Cảm ơn các bạn đã đọc qua bài viết trên của chúng tôi. Hy vọng bạn sẽ tìm cho mình được sản phẩm tốt và giá phù hợp nhất nhé!


Top 10 Bàn Phím Cơ Cho Laptop Tốt Nhất – Bàn Phím Cơ Chơi Game Tốt Nhất Cho Laptop, Macbook

Xin chào mình là Tùng, thuộc đội ngũ review gaming gear của blog Zedli gaming. Mình hiện đang là sinh viên một trường kinh tế và là một con người có niềm đam mê với trò chơi điện tử. Sở thích của mình là sưu tầm gaming gear và các trò chơi điện tử. Hãy cùng nhau phát triển cộng đồng game thủ Việt Nam lớn mạnh hơn nhé