Bxh âm nhạc hàn quốc

      321
" data-medium-file="https://huroji.com.files.huroji.com.com/2018/08/pexels-photo-1190298.jpeg?w=300" data-large-file="https://huroji.com.files.huroji.com.com/2018/08/pexels-photo-1190298.jpeg?w=736" />
BXH trên chương trình âm nhạc

Đối với ngành âm nhạc Hàn Quốc thì các BXH trên chương trình âm nhạc của nhà đài chính là kênh quảng bá được khán giả chú ý nhất. Việc chiến thắng trên BXH chương trình âm nhạc khẳng định độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của cá nhân/nhóm nhạc trong thị trường. Với ý nghĩa quan trọng nên chương trình âm nhạc nghiễm nhiên trở thành nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các thần tượng lẫn các fandom.

Bạn đang xem: Bxh âm nhạc hàn quốc

P/s: Rất may mắn là các chương trình này được phát sóng rải đều khắp tuần nên bạn tha hồ mà coi nhé!

Inkigayo (SBS)

Chương trình Inkigayo được phát sóng lần đầu tiên vào năm 1991 với tên gọi là SBS Popular Song. Đến năm 2007 tổ sản xuất chương trình quyết định chuyển sang phát sóng trực tiếp với thời lượng 70 phút nhằm thu hút khán giả xem truyền hình hơn. Hiện nay Inkigayo được phát vào khung giờ 12:55PM Việt Nam chủ nhật hằng tuần.

*

Mỗi tuần sẽ có 50 bài hát được bình chọn, ba bài hát có bình chọn cao nhất sẽ được đề cử cho vị trí #1. Cách tính điểm bình chọn như sau: 60% digital sales dựa trên Gaon Digital Chart, 35% điểm SNS (lượt xem/like/comment MV trên kênh Youtube chính thức, re-tweet/tweet Twitter kèm hastag theo qui định), và 5% M&TV Talk Application Voting (app trên điện thoại). Khi được đề cử #1 thì sẽ tính thêm điểm phần bình chọn trực tiếp qua SMS trong suốt thời lượng phát sóng.

Music Bank (KBS)

*

BXH các ca khúc trên MB gọi là K-chart (BXH đếm ngược các vị trí). Đối với K-chart thì phần điểm digital sales chiếm đến 65% và được tính ở Melon, Soribada, Bugs, Mnet, Olleh Music Genie. Đặc biệt BXH còn tính 5% điểm physical sales (số lượng album bán được) dựa trên Hottracks & Synnara Weekly Sales  Hanteo Chart System. Ngoài ra còn 20% điểm phát sóng trên TV/radio và 10% voting của fan (tuy nhiên fan quốc tế không vote được vì phải có số CMND Đại Hàn dân quốc).

Điểm khác biệt của MB là giải thưởng Ca khúc được yêu thích nhất nửa đầu năm/cả năm vào tháng 6 và tuần cuối cùng tháng 12. Hiện nay, chương trình được truyền hình trực tiếp sang gần 54 quốc gia thông qua kênh KBS World.

Xem thêm: Gợi Ý Cách Tết Tóc Đẹp Cho Cô Nàng Bận Rộn, 28 Kiểu Tết Tóc Đẹp Đơn Giản Dễ Làm Cho Bạn Gái

Show!Music Core (MBC)

Show!Music Core đến với khán giả truyền hình khá muộn vào năm 2005 và đến năm 2013 thì BXH chính thức của chương trình mới thành lập. Theo hệ thống tính điểm hiện nay thì 60% là điểm digital physical sales dựa theo Gaon Chart. Lượt xem MV trên kênh Youtube chính thức + kênh của hãng thu âm (như 1theK) được tính 10%. Với 20% điểm còn lại chia đều cho phần bình chọn trước khi phát sóng (do 2000 thực hiện từ 8AM thứ tư đến 10AM thứ năm, giờ VN) và bình chọn trong khi phát sóng (tin nhắn SMS, fan quốc tế vẫn gửi SMS được). Hiện tại thì chương trình được phát sóng vào khung giờ 1:40PM Việt Nam thứ bảy mỗi tuần. Điều khiến các khán giả ủng hộ sân khấu của Music Core chính là qui định cấm ca sĩ hát nhép J.

Show Champion (MBC Music)

*

Điểm đáng chú ý nhất đối với BXH trên Show Champion chính là 15% đánh giá từ chuyên gia âm nhạc và 15% còn lại là vote trên trang chủ. Dù tỉ lệ đánh giá của người có chuyên môn vẫn còn hạn chế nhưng xét ra thì nó vẫn có giá trị hơn một tí so với việc chỉ dựa vào bình chọn khán giả.

Mnet M Countdown

*

Thang điểm trên BXH được tính như sau: 50% điểm digital sales dựa trên Melon, Soribada, Bugs, Mnet + 10% physical sales theo Hanteo Chart System + 20% age preference + 5% bình chọn quốc tế + 10% điểm phát sóng (lượt coi trực tiếp khi phát sóng, fan quốc tế thì tích cực coi streaming) + 5% SMS. Nhìn chung thì MCD có cách tính điểm khá là chi tiết và gần như đầy đủ nhất các tiêu chí của một BXH.

BXH nhạc số

Tại Hàn Quốc có khá nhiều BXH nhạc số và chúng đương nhiên trở thành một thị trường tiêu thụ hấp dẫn đối với các ca sĩ. Bởi lẽ khi phát hành album/single thì thị trường nhạc số là nơi đầu tiên các sản phẩm này có mặt. Cộng thêm việc các khán giả đều dễ dàng truy cập internet nghe nhạc nên chúng lan tỏa cộng đồng rất nhanh. Và không phải fan nào cũng chịu chi một khoản kha khá để tậu album chất lừ nên BXH nhạc số trở thành công cụ đắc lực cho việc quảng cáo.

Một số BXH nổi tiếng như Melon, Dosirak, Mnet Music, Bugs, Soribada, Cyworld, Genie, Olleh Music,… Điểm chung của các BXH này là người nghe bắt buộc phải có tài khoản đăng nhập mới được nghe nhạc, không thể lặp lại cùng một ca khúc, phải đóng các trình nghe nhạc khác khi truy cập. Một vài trang thì qui định % lượt nghe trực tuyến và download, giới hạn số lần vote trong ngày,…

BXH khác

Ngoài các BXH khá nổi tiếng ở trên thì BXH âm nhạc được xem là uy tín nhất ngành âm nhạc xứ kim chi là Gaon Music Chart. BXH được điều hành bởi Hiệp hội công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc và được giám sát bởi Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch nước này. Gaon Chart được đánh giá như là BXH Billboard (Mỹ) và Oricon (Nhật).

*

Bên trong GC lại bao gồm rất nhiều BXH về từng mảng khác nhau như album, digital, streaming, download, nhạc chuông/nhạc chờ, noraebang (bài hát karaoke), … Sự đánh giá rất tổng quan và cụ thể của GC đã tạo dựng lòng tin sâu sắc cho khán giả cả trong và ngoài nước về âm nhạc Hàn Quốc.