Bột mì tinh dùng để làm gì

      233

Bột mì hay còn gọi là tinh bột sắn, bột năng là dạng tinh bột trắng mịn được chiết xuất từ củ khoai mì tươi, tạo nên thứ bột thơm, là nguyên liệu quen thuộc của nhiều món ngon đã làm nên văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Tây Ninh nói riêng trong đó nổi bật là món bánh tráng.

Hãy cùng Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình tìm hiểu để mở rộng thêm kiến thức của mình nhé. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác để hiểu rõ hơn về cội nguồn của bánh tráng ra đời và phát triển như thế nào.

Bạn đang xem: Bột mì tinh dùng để làm gì

Tinh Bột Mì Là Gì?

Bột mì (hay tinh bột sắn, bột năng, bột năng) là kết tinh được tạo ra trong quá trình chiết xuất tinh bột từ củ khoai mì. Trong các loại bột tự nhiên, nó đóng vai trò quan trọng, có giá trị thương mại LỚN nhất, vượt qua tinh bột ngô và tinh bột lúa mì.

Với các thành phần nổi bật, tốt cho sức khỏe, chi phí thấp, nó được ứng dụng phổ biến và rộng khắp trong các ngành công nghiệp trên Thế giới.

*
Tinh Bột Mì

Ứng Dụng Của Tinh Bột Mì Ra Sao?

– Trong sản xuất thực phẩm: là nguyên liệu chính để chế biến bột báng, bột khoai, mì, miến, bún, nui, hủ tiếu và các loại bánh ngọt truyền thống.

– Trong công nghiệp thực phẩm: được dùng làm chất phụ gia cho công nghiệp bánh kẹo, đồ hộp.

– Trong xây dựng: được ví như chất gắn kết bê tông, tăng liên kết cho đất sét, đá vôi. Chưa kết, nó còn là keo dính gỗ, phụ gia sản xuất ván ép, sơn nhà,…

– Trong mỹ phẩm và dược phẩm: là thành phần không thể thiếu trong phấn tẩy trắng, đồ trang điểm, phụ gia cho xà phòng, kem thoa mặt, tá dược.

– Trong công nghiệp khai khoáng: dùng làm phụ gia cho tuyển nổi khoáng sản. Tinh bột khoai mì cũng còn là nhũ tương trong dung dịch khoan dầu khí.

– Trong công nghiệp giấy: được sử dụng để chế tạo chất phủ bề mặt, thành phần nguyên liệu giấy không tro cũng như các sản phẩm tã giấy cho trẻ em.

*
ứng dụng của tinh bột mì

– Trong công nghiệp dệt: là nguyên vật liệu cần thiết trong hồ vải sợi, in.

– Trong nông nghiệp: dùng làm chất trương nở, giữ ẩm cho đất và cây trồng, chống lại hạn hán, thiếu nước.

Xem thêm: Tổng Hợp Truyện Tranh Cô Bé Quàng Khăn Đỏ 18, Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Ngoài tám ứng dụng trong các ngành công nghiệp trên, nó còn được sử dụng để làm màng plastic phân huỷ sinh học, pin khô, thuộc da, keo nóng chảy, chất gắn, khuôn đúc, phụ gia nung kết kim loại,.. Nói chung, phạm vi ứng dụng của nó “rộng” hơn bạn tưởng, “trải dài” qua các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm

Các Món Ngon Nổi Tiếng Được Làm Từ Tinh Bột Khoai Mì

Bánh Tằm Khoai Mì Hấp

Bánh tằm khoai mì hấp là một trong những món ăn vặt truyền thống của người dân Nam Bộ. Bánh có hình dáng giống con tằm nên gọi là bánh tằm, hương vị tinh tế, ăn ngon khó cưỡng. Hãy cùng Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình khám phá cách làm món bánh tằm này nhé.

*
Bánh Tằm Khoai Mì Hấp

– Nguyên liệu làm bánh tằm khoai mì hấp: 500g Khoai mì + 90ml Nước cốt dừa + 20g Bột năng + 20ml Nước lá dứa + 20ml Nước ép củ dền + 30g Dừa nạo + 50g Đường trắng + 1/2 muỗng cà phê Muối + 30g Đậu phộng giã nhỏ.

– Cách làm: Khoai mì bóc vỏ, ngâm nước muối loãng rồi bào thành những sợi nhỏ. Vắt bỏ nước chỉ lấy sợi khoai mì, thêm nước cốt dừa, bột năng vào, dùng nĩa trộn đều tay. Chia hỗn hợp khoai mì thành 3 phần bằng nhau. Thêm nước củ dền, lá dứa và nước cốt dừa vào 3 phần khoai mì này, trộn lên với mục đích tạo màu đẹp mắt, tự nhiên cho khoai mì.

Cho mỗi màu bánh này vào từng khuôn, hấp chín trong vòng 20 phút. Nhớ, trước khi cho bánh vào khuôn, bôi lên một ít dầu ăn để bánh không dính chặt vào khuôn.

Sau khi hấp chín, chỉ cần cắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn rồi thêm lớp dừa nạo, đường trắng, muối, đậu phộng rang giã nhỏ vào là được. Bánh béo, thơm, ngọt dịu, hấp dẫn rất là dễ ăn!

Bánh Tráng Sắn

Để làm bánh tráng thì phải cần bột gạo nhưng có một loại bánh, chẳng cần bột gạo vẫn có thể làm thành bánh tráng, đó chính là bánh tráng sắn hay còn gọi là bánh tráng khoai mì.

Như cái tên của nó, bánh tráng sắn được làm từ tinh bột sắn, cho ra thứ bánh tráng mềm, dẻo, dai, khi ngâm nước cuốn bánh sẽ không bị sượng. Cách làm bánh tráng sắn khá giống bánh tráng gạo, khác ở chỗ thời gian dài hơn vì phải ngâm bột để lọc.

*
Bánh Tráng Sắn

Sắn lát phơi khô, đem đi xay mịn, cho nước vào rồi khuấy đều, để bột lắng xuống, đổ lớp nước vàng ở trên. Thay nước liên tục đến khi nước ngâm trong veo rồi mới đem bột này tráng bánh. Trộn bột cần đều tay, nước vừa đủ đừng để lỏng hay đặc quá, chất lượng bánh mới ngon.

Bột sắn dẻo quánh nên dễ bị dính, khi tráng phải xoay cái giá tráng bột thật nhanh, khéo tay lắm thì bánh mới đều. Xong đậy vung chừng 30s là bán chính, dùng thanh tre cật mỏng đỡ lấy lá bánh dẻo quẹo rồi trải lên phên tre.

Sau đó đem đi phơi nắng, bánh có màu vàng nhẹ như tơ chứ không trắng trẻo như bánh tráng gạo hay bánh tráng phơi sương. Bánh phơi đủ nắng, xếp lại, cho vào bao kín rồi bảo quản được lâu.

Bánh Tráng Phơi Sương

Nguyên liệu của Bánh Tráng Phơi Sươngbột gạo, bột khoai mì và một số loại gia vị đặc trưng. Cách làm bánh tráng phơi sương khá giống với các loại bánh tráng khác, chỉ thêm vào bước phơi sương đêm để bánh mềm, dẻo, thơm dịu hơn. Đây chính là lý do vì sao bánh tráng Tây Ninh này lại có cái tên “Bánh Tráng Phơi Sương”.

Tinh Bột Mì Là Gì? Tất Tần Tật Các Món Ngon Từ Bột Mì đã được chia sẻ qua các thông tin ở trên. Mong rằng, bài viết này đã giúp ích cho bạn đọc!