Bộ luật hình sự 2015 hợp nhất

      737
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 01/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2017

BỘ LUẬT

HÌNH SỰ

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 20181, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13,có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Bạn đang xem: Bộ luật hình sự 2015 hợp nhất

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật Hình sự2.

Phần thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CƠBẢN

Điều 1. Nhiệm vụcủa Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủquyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền conngười, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồngbào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật,chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật,phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm vàhình phạt.

Điều 2. Cơ sở củatrách nhiệm hình sự

1. Chỉ người nào phạm một tội đã đượcBộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạmmột tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệmhình sự.

Điều 3. Nguyên tắcxử lý

1. Đối với người phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do người thựchiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng phápluật;

b) Mọi người phạm tội đều bình đẳngtrước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,thành phần, địa vị xã hội;

c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu,chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyềnhạn để phạm tội;

d)3Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chấtchuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, đầuthú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợptác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quátrình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thườngthiệt hại gây ra;

đ) Đối với người lần đầu phạm tội ítnghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hìnhphạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

e) Đối với người bị phạt tù thì buộchọ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập đểtrở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quyđịnh, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hìnhphạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

g) Người đã chấp hành xong hình phạtđược tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khicó đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

2. Đối với pháp nhân thương mại phạmtội:

a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhânthương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minhtheo đúng pháp luật;

b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tộiđều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thứcsở hữu và thành phần kinh tế;

c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạmtội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng;

d)4Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tácvới cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trìnhgiải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hạigây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Điều 4. Trách nhiệmphòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhândân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầyđủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơquan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tộiphạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáodục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệvà tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa;kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trongcơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cựctham gia phòng, chống tội phạm.

Chương II

HIỆU LỰC CỦA BỘLUẬT HÌNH SỰ

Điều 5. Hiệu lựccủa Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọihành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

Quy định này cũng được áp dụng đối vớihành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biểnmang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ViệtNam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tộitrên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng đượchưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tậpquán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quyđịnh của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ướcquốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hìnhsự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 6. Hiệu lựccủa Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhânthương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứutrách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối vớingười không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2. Người nước ngoài, pháp nhân thươngmại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hạiquyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậuquả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịchViệt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tếmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

Điều 7. Hiệu lựccủa Bộ luật Hình sự về thời gian

1. Điều luật được áp dụng đối với mộthành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hànhvi phạm tội được thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới,một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi ápdụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hìnhphạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạmtội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khiđiều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, mộthình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễntrách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hìnhphạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợicho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trướckhi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Chương III

TỘI PHẠM

Điều 8. Khái niệmtội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lựctrách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiệnmột cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạmquyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vựckhác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật nàyphải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu củatội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải làtội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Điều 9. Phân loạitội phạm5

1. Căn cứ vào tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy địnhtrong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạmcó tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khunghình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạokhông giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạmcó tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hìnhphạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tộiphạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tộiấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng làtội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức caonhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Tội phạm do pháp nhân thương mạithực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này vàquy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luậtnày.

Điều 10. Cố ý phạmtội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong nhữngtrường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vicủa mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành viđó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hànhvi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thểxảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Điều 11. Vô ý phạmtội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong nhữngtrường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hànhvi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đósẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trướchành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấytrước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Điều 12. Tuổi chịutrách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tộiphạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2.6 Ngườitừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rấtnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Điều 13. Phạm tộido dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mấtkhả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, biahoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 14. Chuẩn bịphạm tội7

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửasoạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạmhoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gianhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tạimột trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119,120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luậtnày thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổichuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịutrách nhiệm hình sự.

Điều 15. Phạm tộichưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tộiphạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn củangười phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịutrách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Điều 16. Tự ýnửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộilà tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạmtội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thựchiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệmhình sự về tội này.

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai ngườitrở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồngphạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức,người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thựchiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu,chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụdỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiệntinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịutrách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Điều 18. Che giấutội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước,nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện,điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chegiấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông,bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội khôngphải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trườnghợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọngkhác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Điều 19. Không tốgiác tội phạm8

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đượcchuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phảichịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà,cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội khôngphải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trườnghợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộluật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bàochữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này,trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật nàyhoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữađang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khithực hiện việc bào chữa.

Chương IV

NHỮNG TRƯỜNG HỢPLOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Điều 20. Sự kiệnbất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quảnguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phảithấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 21. Tình trạngkhông có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm choxã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hìnhsự.

Điều 22. Phòng vệchính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi củangười vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, củangười khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chứcmà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi íchnói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tộiphạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chínhđáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạnphòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều 23. Tình thếcấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế củangười vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của ngườikhác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào kháclà phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thếcấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây rarõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đóphải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 24. Gây thiệthại trong khi bắt giữ người phạm tội

1. Hành vi của người để bắt giữ ngườithực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lựccần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụngvũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu tráchnhiệm hình sự.

Điều 25. Rủi rotrong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thựchiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và côngnghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện phápphòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quytrình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thìvẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 26. Thihành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hạitrong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượngvũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiệnđầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêucầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trườnghợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối vớicác trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều423 của Bộ luật này.

Chương V

THỜI HIỆU TRUY CỨUTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Điều 27. Thời hiệutruy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì ngườiphạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêmtrọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêmtrọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệtnghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy địnhtại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộluật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 nămtù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành viphạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thìthời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Điều 28. Khôngáp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Không áp dụng thời hiệu truy cứutrách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạmsau đây:

1. Các tội xâm phạm an ninh quốc giaquy định tại Chương XIII của Bộ luật này;

2. Các tội phá hoại hòa bình, chốngloài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;

3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợpquy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộctrường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Điều 29. Căn cứmiễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệmhình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặcxét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội khôngcòn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễntrách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố,xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố,xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguyhiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phátgiác,9 người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc,góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chếđến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặcbiệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọngdo vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng10 gây thiệthại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đãtự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả11 và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp12 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghịmiễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Chương VI

HÌNH PHẠT

Điều 30. Khái niệmhình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chếnghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyếtđịnh áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặchạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Điều 31. Mụcđích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trịngười, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo phápluật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tộimới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừavà đấu tranh chống tội phạm.

Điều 32. Cáchình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng làhình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng làhình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tộichỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hìnhphạt bổ sung.

Điều 33. Cáchình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt độngtrong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng làhình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thươngmại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc mộtsố hình phạt bổ sung.

Điều 34. Cảnhcáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với ngườiphạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mứcmiễn hình phạt.

Điều 35. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạtchính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạmtội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọngxâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn côngcộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Hình phạt tiền được áp dụng làhình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

3. Mức tiền phạt được quyết định căncứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồngthời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả,nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

Xem thêm: " Túi Bảo Vệ Ổ Cứng - Túi Bảo Vệ Ổ Cứng Di Động 2

4. Hình phạt tiền đối với pháp nhânthương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Điều 36. Cải tạokhông giam giữ

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụngtừ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêmtrọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổnđịnh hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly ngườiphạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạmgiam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạtcải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng03 ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạokhông giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy bannhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bịkết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xãtrong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Trong thời gian chấp hành án, ngườibị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo khônggiam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước.Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hằng tháng. Trong trường hợp đặc biệt,Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trongbản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với ngườichấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạokhông giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hànhhình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồngtrong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồngkhông quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phụcvụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, ngườigià yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặnghoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữphải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật Thi hành án hình sự.

Điều 37. Trục xuất

Trục xuất là buộc người nước ngoài bịkết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hìnhphạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Điều 38. Tù cóthời hạn

1. Tù có thời hạn là buộc người bị kếtán phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Tù có thời hạn đối với người phạm mộttội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừvào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngàytù.

2. Không áp dụng hình phạt tù có thờihạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõràng.

Điều 39. Tùchung thân

Tù chung thân là hình phạt tù khôngthời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Không áp dụng hình phạt tù chung thânđối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Điều 40. Tử hình

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ ápdụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tộixâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy,tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quyđịnh.

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đốivới người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối vớingười bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đangnuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tộitham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đãchủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tíchcực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặclập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạttử hình được chuyển thành tù chung thân.

Điều 41. Cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết ánđảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại choxã hội.

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm,kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luậtnếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trongtrường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 42. Cấm cưtrú

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạttù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.

Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 43. Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạttù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sựkiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gianquản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một sốquyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với ngườiphạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 44. Tước mộtsố quyền công dân

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạttù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợpdo Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyềnlực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quannhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tướcmột số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hìnhphạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bịkết án được hưởng án treo.

Điều 45. Tịchthu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặctoàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đốivới người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, thamnhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn đểcho người bị kết án và gia đình họ cóđiều kiện sinh sống.

Chương VII

CÁC BIỆN PHÁP TƯPHÁP

Điều 46. Các biệnpháp tư pháp

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạmtội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liênquan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồithường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

2. Biện pháp tư pháp đối với phápnhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liênquan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồithường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắcphục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Điều 47. Tịchthu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sáchnhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việcphạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc domua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàngtrữ,13 cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tộichiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữuhoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của ngườikhác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việcthực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Điều 48. Trả lạitài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sảnđã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặcbồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệthại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, côngkhai xin lỗi người bị hại.

Điều 49. Bắt buộcchữa bệnh

1. Đối với người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này,Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định phápy tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa đểbắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khicó năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mứcmất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứvào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyếtđịnh đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộcchữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hìnhphạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hànhvi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâmthần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điềutrị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý dokhác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếptục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừvào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Chương VIII

QUYẾT ĐỊNH HÌNHPHẠT

Mục 1. QUY ĐỊNHCHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Điều 50. Căn cứquyết định hình phạt

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa áncăn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất vàmức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhânthân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi quyết định áp dụng hình phạttiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hìnhtài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Điều 51. Cáctình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặclàm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa,bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quáyêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quámức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kíchđộng về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khókhăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hạihoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợpít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọahoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chếkhả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổitrở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tậtnặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bịhạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s)14 Ngườiphạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t)15 Ngườiphạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạmhoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thànhtích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x)16 Ngườiphạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con củaliệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa áncó thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõlý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộluật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi làtình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Điều 52. Cáctình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới làtình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạmtội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đếncùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi,phụ nữ có thai hoặc17 người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trongtình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệtnặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vậtchất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh,tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác củaxã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệthoặc18 tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn hoặc19 phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hunghãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quyđịnh là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tìnhtiết tăng nặng.

Điều 53. Tái phạm,tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kếtán, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thựchiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coilà tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rấtnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích màlại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệtnghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tíchmà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Mục 2. QUYẾT ĐỊNHHÌNH PHẠT TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Điều 54. Quyết địnhhình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thểquyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụngnhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạmtội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luậtnày.

2. Tòa án có thể quyết định một hìnhphạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộcphải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tộilần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3.20Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều nàynhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khunghình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhấtcủa khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Điều 55. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạmnhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạttheo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng làcải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộnglại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối vớihình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hìnhphạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạokhông giam giữ được chuyển đổi thànhhình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổnghợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong sốcác hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong sốcác hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với cácloại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với cácloại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hìnhphạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạndo Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiềnthì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hìnhphạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hìnhphạt đã tuyên.

Điều 56. Tổng hợphình phạt của nhiều bản án

1. Trong trường hợp một người đang phảichấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này,thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết địnhhình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt củabản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấphành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hìnhphạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấphành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hìnhphạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền raquyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản2 Điều này.

Điều 57. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tộivà hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộluật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiếncho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội,hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong cácđiều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt,nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặctử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thìmức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Điều 58. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với nhữngngười đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mứcđộ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặcloại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối vớingười đó.

Điều 59. Miễnhình phạt

Người phạm tội có thể được miễn hìnhphạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luậtnày mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệmhình sự.

Chương IX

THỜI HIỆU THIHÀNH BẢN ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

Điều 60. Thời hiệuthi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sựlà thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án,pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sựđối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xửphạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xửphạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xửphạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xửphạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sựđối với pháp nhân thương mại là 05 năm.

4. Thời hiệu thi hành bản án hình sựđược tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tạikhoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết ánlại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiệnhành vi phạm tội mới.

5. Trong thời hạn quy định tại khoản2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thìthời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Điều 61. Khôngáp dụng thời hiệu thi hành bản án21

Không áp dụng thời hiệu thi hành bảnán đối với các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4Điều 353, khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Điều 62. Miễn chấphành hình phạt

1. Người bị kết án được miễn chấphành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

2. Người bị kết án cải tạo không giamgiữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị củaViện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt,nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị kết án đã lập công;

b) Mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnhgia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

3. Người bị kết án phạt tù có thời hạntrên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nêu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòaán có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

4. Người bị kết án phạt tù đến 03năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nêu trong thời gian được tạmđình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàncảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xãhội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát,Tòa án có thể quyết định miễn chấphành phần hình phạt còn lại.

5. Người bị kết án phạt tiền đã tíchcực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặcbiệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra màkhông thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thìtheo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấphành phần tiền phạt còn lại.

6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quảnchế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạtvà cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấphành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

7. Người được miễn chấp hành hình phạttheo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòaán tuyên trong bản án.

Điều 63. Giảm mứchình phạt đã tuyên

1. Người bị kết án cải tạo không giamgiữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt đượcmột thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩavụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hìnhsự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt đểđược xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo khônggiam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.

2. Một người có thể được giảm nhiều lần,nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hìnhphạt đã tuyên.

Người bị kết án tù chung thân, lần đầuđược giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạnthực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.

3. Trường hợp người bị kết án về nhiềutội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung t