Bị giật nhói ở đầu

      482

Đau nhức đầu là hiện tượng xảy ra khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó khó chịu nhất là cảm giác bị giật nhói ở đầu. Khi phát hiện ra tình trạng trên, mọi người không nên chủ quan, đó là có thể triệu chứng cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về những nguyên nhân gây giật nhói ở đầu.

Bạn đang xem: Bị giật nhói ở đầu

1. Tại sao bạn bị giật nhói ở đầu?

Trên thực tế, mọi người từng trải qua cảm giác giật nhói đỉnh đầu, hiện tượng này khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Trong một số trường hợp, cơn đau nhói này diễn ra trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân liên tục phải đối mặt với tình trạng trên, đây là tín hiệu đáng báo động, nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh lý nghiêm trọng.

*

Bạn không nên chủ quan nếu đột nhiên bị giật nhói ở đầu

Chính vì thế, khi bị giật nhói ở đầu, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây hiện tượng trên là gì và có cách xử lý phù hợp.

1.1. Tâm lý căng thẳng trong một thời gian dài

Nhiều người phải đối mặt với cảm giác đau nhức, giật nhói ở đầu sau một khoảng thời gian dài căng thẳng, áp lực. Trong đó, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhói nửa đầu hoặc đau tới tận đỉnh đầu vì những áp lực trong cuộc sống, suy nghĩ quá nhiều. Tình trạng này khiến bạn càng ngày càng cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới cả sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

Trong tình huống này, chúng ta cần ưu tiên nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi hàng ngày. Nếu chịu khó dành thời gian thư giãn, tạo tâm lý thoải mái, tình trạng bị giật nhói ở đầu sẽ cải thiện đáng kể và xuất hiện ở tần suất thấp dần.

1.2. Do hoạt động quá sức

Cảm giác đau nhức, giật nhói đầu có thể xuất hiện nếu chúng ta hoạt động, làm việc quá sức. Trong đó, có hai dạng chính là gắng sức chủ động và thụ động. Thông thường, các hoạt động chạy, bê vác đồ nặng được coi là gắng sức chủ động, ngược lại ho, tình trạng ruột co bóp chính là dạng gắng sức thụ động. Khi phát hiện triệu chứng giật nhói ở đầu, bạn nên theo dõi xem thời gian gần đây mình có thường xuyên hoạt động quá sức hay không?

*

Khi hoạt động quá sức, nhiều người phải đối mặt với cơn đau nhức đầu

Đối với những bạn bị giật nhói ở đầu do hoạt động gắng sức, cách giải quyết tương đối đơn giản. Sau khi vận động mạnh, mọi người không nên ngồi hoặc nằm ngay lập tức, điều này có thể khiến tình trạng đau nhức đầu trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ. Tốt nhất chúng ta nên vận động nhẹ nhàng, hít thở sâu khoảng 3 - 5 phút trước khi ngồi nghỉ ngơi. Đặc biệt, các bạn thường xuyên tập thể dục thể thao nên áp dụng bí quyết này, chúng ta có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng sau khi kết thúc buổi tập với cường độ cao.

1.3. Do chấn thương vùng đầu

Một số chấn thương vùng đầu có thể dẫn tới triệu chứng đau nhức, giật nhói đỉnh đầu hoặc nửa đầu. Tùy vào mức độ chấn thương, cơn đau sẽ kết thúc nhanh chóng hoặc kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của người bệnh.

Xem thêm: Trò Chơi Xây Nhà Cho Búp Bê Trò Chơi Dành Cho Nữ, Game Baby Dọn Phòng

Sau chấn thương, bạn cần đi kiểm tra tình trạng sọ não càng sớm càng tốt để sàng lọc các tổn thương não bộ hoặc mạch máu não nguy hiểm, có thể bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi tại viện và chụp lại phim theo khuyến cáo.

1.4. Do tiền sử mắc bệnh cao huyết áp

Nhiều bạn thắc mắc không biết tại sao họ bị giật nhói ở đầu? Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng triệu chứng trên thường xảy ra ở bệnh nhân cao huyết áp. Đặc biệt, cơn đau, giật nhói sẽ tập trung ở đỉnh đầu, nguyên nhân là do áp lực của máu để gây ra nhiều tác động đối với thành mạch. Nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, đó là giãn mạch máu hay bệnh xơ vữa động mạch,…

*

Mọi người nên cảnh giác với bệnh cao huyết áp

Để giảm thiểu cơn đau nhức đầu, bệnh nhân nên theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, đồng thời điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, duy trì lối sinh hoạt điều độ, lành mạnh,…

1.5. Do mắc bệnh thiếu máu lên não

Không thể phủ nhận rằng bệnh thiếu máu lên não là một trong những lý do khiến bạn hay bị giật nhói đỉnh đầu. Cơn đau nhói này thường diễn ra âm ỉ khiến bệnh nhân mệt mỏi, không thể tập trung làm việc, sinh hoạt như bình thường. Bên cạnh đó, người bị thiếu máu lên não còn gặp những triệu chứng khác như: hay cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mỗi khi thay đổi tư thế, họ rất dễ mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng.

2. Hiện tượng giật nhói ở đầu có nghiêm trọng hay không?

Một vấn đề được nhiều bạn quan tâm là bị giật nhói ở đầu có nguy hiểm hay không? Như đã phân tích ở trên, tình trạng này xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, nếu triệu chứng này xuất hiện bạn cần theo dõi sức khỏe và đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Dù triệu chứng có diễn ra dữ dội hay âm ỉ, bệnh nhân cũng không thể chủ quan và bỏ qua việc điều trị tận gốc.

*

Nếu không điều trị tình trạng giật nhói đầu, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Theo các số liệu thống kê, khoảng 10% tổng số người bị giật nhói đầu do vỡ động mạch, mạch dị dạng hoặc có khối u ở não. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

3. Địa chỉ theo dõi và điều trị triệu chứng giật nhói ở đầu

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị các vấn đề đau nhức đầu thì hãy tham khảo Bệnh viện Đa khoa huroji.com. Với hơn 25 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bệnh viện luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Một ưu điểm của Bệnh viện Đa khoa huroji.com là sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc tân tiến từ siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh. Hiện nay, chúng tôi rất tự hào sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.

*

Chất lượng của bệnh viện Đa khoa huroji.com luôn được đánh giá cao

Như vậy, mọi người không thể chủ quan nếu đột nhiên bị giật nhói ở đầu, đây có thể là tín hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tốt nhất bệnh nhân nên đi kiểm tra và điều trị sớm, hạn chế biến chứng xấu xảy ra.