Báo giá cây nguyệt quế

      751

Chắc hẳn các bạn đã từng trải qua tuổi thơ hay xem qua chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia. Ở cuộc thi này, thí sinh đứng đầu sẽ được trao 1 vòng nguyệt quế - biểu tượng của chiến thắng, khát vọng vươn lên. Vâng đúng vậy, câynguyệt quế chính là loại cây tượng trưng cho tinh thần, khát khao và sự chiến thắng vượt qua chính mình.

Bạn đang xem: Báo giá cây nguyệt quế

*

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cây nguyệt quế - Đặc điểm, giá bán, cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế.

Đặc điểm cây nguyệt quế

*

Tên thường gọi: Cây nguyệt quế (nguyệt quới).

Tên khoa học: Murraya paniculata

Nguyệt quế là cây thân gỗ chiều cao cây trưởng thành có thể lên đến 6 mét. Tuy nhiên cây nguyệt quế trồng chậu thường bị giới hạn chiều cao lại thấp hơn.

Bộ rễ cọc, xung quanh có nhiều rễ phụ giúp cây hấp thụ nguồn dinh dưỡng trong đất và bám chắc vào lòng đất.

Lá nguyệt quế xanh mướt dài khoảng 10-12cm mọc đối xứng nhau, hình bầu dục, đầu lá nhọn.

Hoa nguyệt quế có màu trắng, mọc ra từ nách lá. Đường kính hoa khoảng 1.5 -2cm, uốn cong đẹp mắt.

Xem thêm: Cách Làm Mắm Tép Đu Đủ Theo Kiểu Miền Tây Nhìn Là Thèm, Mắm Tép Đu Đủ

Hoa trắng, mùi thơm nhẹ nhàng, Hoa rất thơm, thường trổ hoa vào đầu mùa xuân.

Giá bán và địa chỉ bán cây nguyệt quế

*

Giá bán Cây nguyệt quế giống: 40.000đ/1 cây.

*

Địa chỉ bán cây nguyệt quế

Ứng dụng cây nguyệt quế

*

Cây nguyệt quế có 3 ứng dụng chính: Ứng dụng làm đẹp cảnh quan, Ứng dụng phong thuỷ và ứng dụng trong y học

Ứng dụng làm đẹp cảnh quan: Nguyệt quế là loại cây cảnh có dáng đẹp, phù hợp trồng sân vườn và trồng làm cảnh tại các khu đô thị, công viên, bồn hoa. Cây có tán đều hoặc tạo thế bonsai, tạo dáng cây đều được. Nếu các bạn khéo léo tạo hình tốt, cây nguyệt quế sẽ là điểm nhấn cho cả công trình, khu vườn của bạn. Ứng dụng phong thuỷ: Nguyệt quế là biểu tượng cho sự chiến thắng. Trồng cây nguyệt quế mang lại vận may tài lộc, khả năng thăng tiến trong công việc, suôn sẻ khi làm ăn với các đối tác, quý khách hàng. Ứng dụng trong y dược: trong một số tài liệu y học, nguyệt quế còn dùng để nguyên liệu trong sản xuất viên chống Oxy hoá, giảm đau, kháng viêm. Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế

*

Cây nguyệt quế được trồng bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành.

- Phương pháp được sử dụng nhiều là ghép mắt: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chọn cành bánh tẻ không quá già, ra hoa được 1 – 2 lần, vị trí ở ngoài trảng. Gốc ghép phải mọc thẳng, không bị dị dạng, không sâu bệnh. Chọn nhánh ghép là cây mẹ sinh trưởng tốt, nhánh mọc ngoài trẳng sau đó ghép với kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép. Lưu ý không để mắt ghép bị bẩn, bầm dập.

- Ánh sáng: Nguyệt quế ưa nắng sáng, trồng nguyệt quế tốt nhất tại nơi có nhiều ánh nắng, sân vườn, công viên, bãi cỏ sẽ đủ nguồn cung nắng cho cây quang hợp tốt.

- Nước: Cây cũng ưa nước, mỗi ngày tưới 1-2 lần để cây được phát triển tốt.


- Phân bón: Định kỳ nên bón dặm cây 6 tháng 1 lần lượng nhỏ khoảng 10g NPK bón cách xa đất để tránh cây bị cháy.